Để đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần sử dụng phương pháp kỹ thuật nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì để đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần sử dụng phương pháp kỹ thuật nào? Câu hỏi của anh Nhật Minh đến từ Quảng Ninh.

Để đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần sử dụng phương pháp kỹ thuật nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về phương pháp kỹ thuật như sau:

Phương pháp kỹ thuật
Tùy thuộc vào loại khoáng sản độc hại, phương pháp kỹ thuật được sử dụng là tổ hợp các phương pháp sau:
1. Lộ trình địa chất môi trường.
2. Đo gamma môi trường.
3. Đo khí phóng xạ môi trường.
4. Đo phổ gamma môi trường.
5. Đo hơi thủy ngân.
6. Lấy mẫu môi trường (mẫu đất, mẫu đá, mẫu nước, mẫu thực vật).
7. Phân tích mẫu môi trường (mẫu đất, mẫu đá, mẫu nước, mẫu thực vật).
8. Công tác trắc địa.

Như vậy, theo quy định trên thì phương pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại là tổ hợp các phương pháp sau:

- Lộ trình địa chất môi trường.

- Đo gamma môi trường.

- Đo khí phóng xạ môi trường.

- Đo phổ gamma môi trường.

- Đo hơi thủy ngân.

- Lấy mẫu môi trường (mẫu đất, mẫu đá, mẫu nước, mẫu thực vật).

- Phân tích mẫu môi trường (mẫu đất, mẫu đá, mẫu nước, mẫu thực vật).

- Công tác trắc địa.

Khoang sản độc hại

Để đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần sử dụng phương pháp kỹ thuật nào? (Hình từ Internet)

Lộ trình địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm có các nhiệm vụ công tác nào?

Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về lộ trình địa chất môi trường như sau:

Lộ trình địa chất môi trường
Công tác l ộ trình địa chất môi trường gồm các nhiệm vụ sau:
1. Khảo sát thực địa để so sánh với kết quả điều tra địa chất, khoáng sản về thành phần thạch học, ranh giới địa chất, khoáng sản, cấu trúc, kiến tạo đã thu thập trước đó.
2. Chọn vị trí lấy mẫu.
3. Thu thập thông tin cần thiết về địa chất môi trường.
4. Mô tả chi tiết các đối tượng phát hiện mới, những sai khác so với tài liệu thiết kế.
5. Quá trình khảo sát địa chất phải sử dụng thiết bị định vị vệ tinh (máy GPS), máy ảnh để định vị, chụp ảnh các đối tượng địa chất môi trường.
6. Thông tin thu thập được phải thể hiện rõ trên các bản vẽ, nhật ký lộ trình.
7. Kết thúc mỗi hành trình phải có tổng kết, nêu sơ bộ diễn biến chính trong hành trình khảo sát vào sổ nhật ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì công tác lộ trình địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại gồm có các nhiệm vụ sau:

- Khảo sát thực địa để so sánh với kết quả điều tra địa chất, khoáng sản về thành phần thạch học, ranh giới địa chất, khoáng sản, cấu trúc, kiến tạo đã thu thập trước đó.

- Chọn vị trí lấy mẫu.

- Thu thập thông tin cần thiết về địa chất môi trường.

- Mô tả chi tiết các đối tượng phát hiện mới, những sai khác so với tài liệu thiết kế.

- Quá trình khảo sát địa chất phải sử dụng thiết bị định vị vệ tinh (máy GPS), máy ảnh để định vị, chụp ảnh các đối tượng địa chất môi trường.

- Thông tin thu thập được phải thể hiện rõ trên các bản vẽ, nhật ký lộ trình.

- Kết thúc mỗi hành trình phải có tổng kết, nêu sơ bộ diễn biến chính trong hành trình khảo sát vào sổ nhật ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2015/TT-BTNMT.

Lấy mẫu thực vật địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại phải bảo đảm các yêu cầu nào?

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về yêu cầu lấy mẫu thực vật như sau:

Yêu cầu lấy mẫu thực vật
Việc lấy mẫu thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Lấy loại thực vật đặc trưng hoặc các loại cây trồng (lương thực, thực phẩm, hoa, lá, củ, quả, hạt) sống trực tiếp trong khu vực điều tra.
2. Lấy tại thực địa thuộc khu vực điều tra.
3. Khối lượng mẫu tối đa 5,0kg.
4. Bảo quản mẫu: phơi hoặc sấy khô hoặc bảo quản lạnh. Không được để mẫu mốc, thối rữa trước khi hóa tro.

Như vậy, theo quy định trên thì việc lấy mẫu thực vật địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Lấy loại thực vật đặc trưng hoặc các loại cây trồng (lương thực, thực phẩm, hoa, lá, củ, quả, hạt) sống trực tiếp trong khu vực điều tra.

- Lấy tại thực địa thuộc khu vực điều tra.

- Khối lượng mẫu tối đa 5,0kg.

- Bảo quản mẫu: phơi hoặc sấy khô hoặc bảo quản lạnh. Không được để mẫu mốc, thối rữa trước khi hóa tro.

Lấy mẫu đất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại bằng phương pháp nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 06/2015/TT-BTNMT, có quy định về lấy mẫu đất môi trường như sau:

Lấy mẫu đất môi trường
1. Dụng cụ, kỹ thuật lấy, bảo quản mẫu đất thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.
2. Phương pháp lấy mẫu:
a) Lấy lớp đất, đá trên bề mặt (lấy lớp đất, đá đại diện từ trung tâm vị trí có khoáng sản độc hại và lấy ra ngoài về 2 phía theo phương phát tán của khoáng sản);
b) Thiết lập mạng lưới ô vuông 50cm x 50cm trên diện tích 2m2 để lấy mẫu đất, đá tại các điểm giao nhau; tại mỗi điểm lấy sâu 10cm, đường kính 10cm sau khi loại bỏ lớp thực vật bề mặt. Trọng lượng mẫu phải lấy từ 5kg-7kg; ghi eterket mẫu và đưa vào hộp bảo quản

Như vậy, theo quy định trên thì phương pháp lấy mẫu đất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại như sau:

- Lấy lớp đất, đá trên bề mặt (lấy lớp đất, đá đại diện từ trung tâm vị trí có khoáng sản độc hại và lấy ra ngoài về 2 phía theo phương phát tán của khoáng sản);

- Thiết lập mạng lưới ô vuông 50cm x 50cm trên diện tích 2m2 để lấy mẫu đất, đá tại các điểm giao nhau; tại mỗi điểm lấy sâu 10cm, đường kính 10cm sau khi loại bỏ lớp thực vật bề mặt. Trọng lượng mẫu phải lấy từ 5kg-7kg; ghi eterket mẫu và đưa vào hộp bảo quản.

Thăm dò khoáng sản độc hại
Khoáng sản độc hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt đối với hành vi không khắc phục hậu quả do thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Môi trường địa chất của khoáng sản độc hại gồm những môi trường nào? Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá địa chất này gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Khoáng sản độc hại là gì? Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc quản lý khoáng sản độc hại?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thăm dò khoáng sản mà khoáng sản đó thuộc loại độc hại thì có phải ngừng thăm dò hay không?
Pháp luật
Khoáng sản độc hại được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Căn cứ vào đâu để lập đề án đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại?
Pháp luật
Để đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại thì cần sử dụng phương pháp kỹ thuật nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thăm dò khoáng sản độc hại
615 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thăm dò khoáng sản độc hại Khoáng sản độc hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thăm dò khoáng sản độc hại Xem toàn bộ văn bản về Khoáng sản độc hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào