Để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh đạo ôn bằng phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát, bố trí thí nghiệm như thế nào?
Bố trí thí nghiệm để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh đạo ôn bằng phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.2 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
5.4.1 Yêu cầu chung
Thực hiện tối thiểu 1 vụ, đồng thời hoặc sau 1 vụ với khảo nghiệm diện hẹp đối với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và rầy nâu.
Giống khảo nghiệm được đánh giá với nguồn bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và rầy nâu thu thập tại vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tối thiểu là 0,5 kg/giống cho mỗi vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm theo quy định tại 5.2.3.
Khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn thực hiện tối thiểu 1 vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp.
5.4.2 Đánh giá phản ứng của giống với bệnh đạo ôn
5.4.2.1 Bố trí thí nghiệm
Lây nhiễm theo phương pháp nương mạ hoặc khay mạ đặt trong nhà lưới.
Nương mạ: các giống lúa khảo nghiệm và giống đối chứng kháng được gieo theo luống, mỗi giống gieo một hàng dài 50 cm, xung quanh luống mạ được gieo một hàng giống đối chứng nhiễm để tăng cường sự lây lan và phát tán nguồn bệnh.
Các giống lúa khảo nghiệm cũng có thể cấy ra ruộng vào thời vụ có điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển (ẩm độ cao, mưa phùn, âm u), mỗi giống cấy 1 ô có 5 hàng dài 1,5 m, khoảng cách giữa các hàng là 20 cm, khóm cách khóm 20 cm, cứ 5 ô bố trí từ 1 hàng đến 2 hàng giống đối chứng nhiễm để tăng cường nguồn bệnh lây lan.
Khay mạ đặt trong nhà lưới: các giống lúa khảo nghiệm được gieo trong khay, mỗi giống gieo một hàng từ 10 cây đến 15 cây, bố trí giống đối chứng nhiễm và đối chứng kháng trong khay.
Việc bố trí thí nghiệm để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh đạo ôn bằng phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát thực hiện:
- Lây nhiễm theo phương pháp nương mạ hoặc khay mạ đặt trong nhà lưới.
+ Nương mạ: các giống lúa khảo nghiệm và giống đối chứng kháng được gieo theo luống, mỗi giống gieo một hàng dài 50 cm, xung quanh luống mạ được gieo một hàng giống đối chứng nhiễm để tăng cường sự lây lan và phát tán nguồn bệnh.
Các giống lúa khảo nghiệm cũng có thể cấy ra ruộng vào thời vụ có điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển (ẩm độ cao, mưa phùn, âm u), mỗi giống cấy 1 ô có 5 hàng dài 1,5 m, khoảng cách giữa các hàng là 20 cm, khóm cách khóm 20 cm, cứ 5 ô bố trí từ 1 hàng đến 2 hàng giống đối chứng nhiễm để tăng cường nguồn bệnh lây lan.
+ Khay mạ đặt trong nhà lưới: các giống lúa khảo nghiệm được gieo trong khay, mỗi giống gieo một hàng từ 10 cây đến 15 cây, bố trí giống đối chứng nhiễm và đối chứng kháng trong khay.
Để đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh đạo ôn bằng phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát, bố trí thí nghiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp lây nhiễm khi đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh đạo ôn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.2 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.2 Đánh giá phản ứng của giống với bệnh đạo ôn
...
5.4.2.4 Phương pháp lây nhiễm
Nương mạ: khi cây mạ có từ 3 lá đến 5 lá tiến hành phun dịch vẩn bào tử với nồng độ 105 bào tử/ml. Chăm sóc và giữ ẩm cho bệnh đạo ôn xâm nhập và phát triển.
Khay mạ đặt trong nhà lưới: khi cây mạ đạt từ 3 lá đến 5 lá (sau gieo 21 ngày), tiến hành phun dịch vẩn bào tử 105 bào tử/ml, giữ ẩm cho bệnh xâm nhập và phát triển. Sau khi phun bào tử, giữ khay mạ trong buồng ẩm trong 24 h ở nhiệt độ 25 °C. Sau đó duy trì trong nhà lưới hoặc phòng ẩm ở nhiệt độ 25 °C trong 7 ngày.
Theo đó, phương pháp lây nhiễm đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh đạo ôn như sau:
- Nương mạ: khi cây mạ có từ 3 lá đến 5 lá tiến hành phun dịch vẩn bào tử với nồng độ 105 bào tử/ml. Chăm sóc và giữ ẩm cho bệnh đạo ôn xâm nhập và phát triển.
- Khay mạ đặt trong nhà lưới: khi cây mạ đạt từ 3 lá đến 5 lá (sau gieo 21 ngày), tiến hành phun dịch vẩn bào tử 105 bào tử/ml, giữ ẩm cho bệnh xâm nhập và phát triển. Sau khi phun bào tử, giữ khay mạ trong buồng ẩm trong 24 h ở nhiệt độ 25 °C. Sau đó duy trì trong nhà lưới hoặc phòng ẩm ở nhiệt độ 25 °C trong 7 ngày.
Đánh giá phản ứng của giống lúa với bệnh đạo ôn sau lây nhiễm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.2 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.2 Đánh giá phản ứng của giống với bệnh đạo ôn
...
5.4.2.5 Phương pháp đánh giá
Đánh giá phản ứng của giống khảo nghiệm sau 7 ngày lây nhiễm hoặc khi giống đối chứng nhiễm đạt cấp bệnh cao nhất theo quy định tại Bảng 4.
Đánh giá phản ứng của giống lúa khảo nghiệm sau 7 ngày lây nhiễm theo quy định tại Bảng 4 được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?