Để đạt danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến cần có điều kiện, tiêu chuẩn gì?
- Để đạt danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến cần có điều kiện, tiêu chuẩn gì?
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được hưởng những chế độ ưu đãi nào?
- Trình tự chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như thế nào để được hưởng chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến?
Để đạt danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến cần có điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 20 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định:
Điều kiện, tiêu chuẩn Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy. định của pháp luật.
2. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
Như vậy, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật.
Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
Để đạt danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến cần có điều kiện, tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được hưởng những chế độ ưu đãi nào?
Theo Điều 21 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định như sau:
Chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
1. Trợ cấp hằng tháng.
2. Bảo hiểm y tế.
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
4. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
Cụ thể, khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định:
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng
...
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
...
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến sẽ được hưởng những chế độ ưu đãi nêu trên.
Trình tự chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như thế nào để được hưởng chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến?
Tại Điều 32 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi
1. Cá nhân lập bản khai theo Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao được chứng thực từ quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng hoặc bản sao được chứng thực từ Bằng anh hùng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú; trường hợp đang phục vụ trong quân đội, công an thì gửi cơ quan, đơn vị đang trực tiếp quản lý.
Trường hợp được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì kèm theo giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc có trách nhiệm lập danh sách giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 58 Phụ lục I Nghị định này.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đang công tác trong quân đội, công an. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được bản khai.
Trên đây là trình tự hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?