Để đề nghị cấp Giấy chứng nhận lương y thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lương y gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lương y (Hình từ Internet)
Theo Điều 9 Thông tư 29/2015/TT-BYT, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BYT.
- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi cư trú (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
- 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm chụp trên nền trắng (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
- 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.
Ngoài hồ sơ nêu trên thì tùy theo đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y là đối tượng nào thuộc Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT mà cần phải bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 2 đến khoản 7 Điều 9 Thông tư 29/2015/TT-BYT.
Ví dụ, đối với đối tượng đặc cách đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên được quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT thì cần bổ sung hồ sơ như sau:
- Bản khai quá trình hành nghề có xác nhận bằng văn bản của Trưởng Trạm y tế xã.
Ngoài ra, nếu hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc phòng chẩn trị YHCT tư nhân thì bổ sung thêm xác nhận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BYT. Tải về.
- Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận tham dự các lớp bồi dưỡng về y học cổ truyền.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lương y được thực hiện thế nào?
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lương y được quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2015/TT-BYT như sau:
* Nơi gửi hồ sơ:
Các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định về Bộ Y tế (Cục quản lý Y, Dược cổ truyền);
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định về Sở Y tế tỉnh nơi cư trú.
* Trình tự giải quyết:
- Sau khi nhận được hồ sơ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế (Cục quản lý Y, Dược cổ truyền) hoặc Sở Y tế tỉnh phải có thông báo cho người đã nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổ thư ký của Hội đồng kiểm tra sát hạch phải tiến hành thẩm định hồ sơ để phân loại và lập danh sách như sau:
+ Phân loại đối tượng cấp Giấy chứng nhận là lương y phải qua kiểm tra sát hạch là các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT:
Lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch để gửi đến Hội đồng kiểm tra sát hạch;
+ Phân loại đối tượng cấp Giấy chứng nhận là lương y không phải qua kiểm tra sát hạch là các đối tượng quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT:
Lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện và danh sách các trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận là lương y để gửi đến Hội đồng kiểm tra sát hạch.
- Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của Tổ Thư ký, Hội đồng kiểm tra sát hạch phải họp để giải quyết:
+ Đối với các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận là lương y: Hội đồng kiểm tra sát hạch gửi danh sách đến Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc Hội Đông y tỉnh để xin xác nhận ý kiến đồng ý theo quy định. Sau khi có ý kiến đồng ý của Trung ương Hội Đông y hoặc Hội Đông y tỉnh, Hội đồng kiểm tra sát hạch trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận là lương y.
+ Đối với các trường hợp đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch: Hội đồng kiểm tra sát hạch lập kế hoạch tổ chức kiểm tra sát hạch.
Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận lương y hoặc không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch thì Hội đồng kiểm tra sát hạch phải có văn bản thông báo lý do cho đương sự;
- Sau khi kiểm tra sát hạch 15 ngày, Hội đồng kiểm tra sát hạch lập danh sách các trường hợp đạt kết quả kiểm tra sát hạch và gửi danh sách đến Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc Hội Đông y tỉnh để xin xác nhận ý kiến đồng ý theo quy định, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra sát hạch cho từng đối tượng.
Sau khi có ý kiến đồng ý của Hội Đông y, Hội đồng kiểm tra sát hạch trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận là lương y.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y?
Theo Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BYT thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lương y được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y cho đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT.
- Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y cho đối tượng quy định tại khoản 1, 4, 5, 6 Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT trên địa bàn quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?