Để được bổ nhiệm chức danh Phó Trạm trưởng trạm kiểm tra trọng tải xe trên đường bộ thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
Trạm kiểm tra tải trọng xe là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
Bên cạnh đó, tại Điều 51 Luật Giao thông đường bộ 2008 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định về Trạm kiểm tra tải trọng xe như sau:
Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ
1. Trong đô thị, khi xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại - dịch vụ, văn hóa và khu dân cư phải xây dựng đủ nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của công trình.
2. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Trạm thu phí là nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hoạt động của trạm thu phí phải bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
4. Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy chuẩn kỹ thuật bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định về tổ chức, hoạt động của trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe.
Từ các quy định trên thì trạm kiểm tra trọng tải xe trên đường bộ là một trong các công trình đường bộ, là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc:
- Thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ;
- Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.
Trạm kiểm tra trọng tải xe trên đường bộ được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Để được bổ nhiệm chức danh Phó Trạm trưởng Trạm kiểm tra trọng tải xe trên đường bộ thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ? (Hình từ Internet)
Trạm kiểm tra trọng tải xe trên đường bộ có những chức danh làm việc gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BGTVT thì chức danh làm việc tại trạm kiểm tra trọng tải xe trên đường bộ sẽ bao gồm:
(1) Trạm trưởng.
(2) Phó Trạm trưởng.
(3) Ca trưởng.
(4) Nhân viên kỹ thuật.
(5) Nhân viên khác.
Để được bổ nhiệm chức danh Phó Trạm trưởng trạm kiểm tra trọng tải xe trên đường bộ thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 17/2014/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chức danh Phó Trạm trưởng như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Trạm trưởng
1. Có khả năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành hoạt động của Trạm để đảm nhận nhiệm vụ khi Trạm trưởng ủy quyền.
2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: Giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, điện, điện tử, tự động hóa, luật;
b) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;
c) Trình độ tin học: Đạt trình độ A trở lên;
d) Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ A trở lên một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các Trạm đặt tại các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia);
đ) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến kiểm tra tải trọng xe, xử lý hành vi vi phạm, quy trình vận hành và bảo trì Trạm; sử dụng thành thạo các thiết bị tại Trạm theo tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước quy định.
3. Kinh nghiệm công tác: Có thời gian làm việc trong ngành Giao thông vận tải ít nhất 03 năm (ở ngạch chuyên viên và tương đương trở lên).
Theo đó, để bổ nhiệm chức danh Phó Trạm trưởng trạm kiểm tra trọng tải xe trên đường bộ thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
(1) Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: Giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, điện, điện tử, tự động hóa, luật;
(2) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;
(3) Trình độ tin học: Đạt trình độ A trở lên;
(4) Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ A trở lên một trong năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc hoặc tiếng Lào, Campuchia (đối với các Trạm đặt tại các tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia);
(5) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến kiểm tra tải trọng xe, xử lý hành vi vi phạm, quy trình vận hành và bảo trì Trạm; sử dụng thành thạo các thiết bị tại Trạm theo tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?