Để được bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của VKSND cấp cao thì phải là Kiểm tra viên chính ít nhất mấy năm?
Để được bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của VKSND cấp cao thì phải là Kiểm tra viên chính ít nhất mấy năm?
Theo Điều 5 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đã là Kiểm tra viên chính ít nhất 05 năm.
2. Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên cấp dưới và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên cao cấp.
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên cao cấp.
Dẫn chiếu theo Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, người có đủ tiêu chuẩn chung nêu trên và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cụ thể:
- Đã là Kiểm tra viên chính ít nhất 05 năm.
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên cấp dưới và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên cao cấp.
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên cao cấp.
Như vậy, để được bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao thì phải là Kiểm tra viên chính ít nhất 05 năm; đồng thời phải đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên cao cấp.
Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của VKSND cấp cao?
Theo khoản 4 Điều 63 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
...
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao.
Để được bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của VKSND cấp cao thì phải là Kiểm tra viên chính ít nhất mấy năm? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đương nhiên bị cách chức trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 về miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên như sau:
Miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên
1. Việc miễn nhiệm chức danh Kiểm tra viên được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm tra viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Kiểm tra viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Kiểm tra viên đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm tra viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ;
b) Vi phạm những việc công chức không được làm;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức chức danh Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Như vậy, Kiểm tra viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?