Để được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp thì trước đó cá nhân phải là Điều tra viên trung cấp bao nhiêu năm?
Để được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp thì trước đó cá nhân phải là Điều tra viên trung cấp bao nhiêu năm?
Quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp tại Điều 49 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
a) Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
c) Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
d) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
đ) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
Theo đó, để được bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp thì cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 49 nêu trên. Trong đó có điều kiện cá nhân phải là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người trước đó không phải là Điều tra viên trung cấp vẫn có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp khi đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 46 của Luật này.
- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.
- Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm.
- Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp.
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
- Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên.
Điều tra viên cao cấp (Hình từ Internet)
Điều tra viên cao cấp chịu trách nhiệm trước ai về quyết định của mình?
Trách nhiệm của Điều tra viên cao cấp được quy định tại Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
3. Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
b) Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
c) Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
d) Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
4. Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Theo quy định trên, Điều tra viên cao cấp sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Điều tra viên cao cấp có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Điều tra viên cao cấp có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên trong những trường hợp sau:
(1) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự.
(2) Vi phạm quy định sau:
- Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.
- Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
- Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.
(3) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
(4) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?