Để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có đủ các điều kiện gì?
Để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có đủ các điều kiện gì?
Theo Điều 4 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đã là Kiểm tra viên ít nhất 05 năm.
2. Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính.
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Theo quy định người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Đã là Kiểm tra viên ít nhất 05 năm.
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính.
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Dẫn chiếu theo Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có đủ các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Theo khoản 4 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
- Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Theo khoản 5 Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
8. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
11. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
12. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?