Để được bổ nhiệm làm Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính thì phải có thời gian công tác trong ngành tài chính bao lâu?
- Để được bổ nhiệm làm Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính thì phải có thời gian công tác trong ngành tài chính bao nhiêu năm?
- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chức danh Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính thế nào?
- Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì?
Để được bổ nhiệm làm Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính thì phải có thời gian công tác trong ngành tài chính bao nhiêu năm?
Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính (gọi tắt là Tiêu chuẩn) ban hành kèm theo Quyết định 2791/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng
...
3. Kinh nghiệm công tác
Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 07 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền); có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó vụ trưởng và tương đương tối thiểu từ 03 năm trở lên hoặc chức vụ lãnh đạo quản lý cấp phòng tối thiểu từ 05 năm trở lên.
Theo quy định trên thì để được bổ nhiệm làm Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính thì phải có thời gian công tác trong ngành tài chính tối thiểu từ 07 năm trở lên.
Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chức danh Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính thế nào?
Theo khoản 4 Điều 4 Tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định 2791/QĐ-BTC năm 2019 thì tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chức danh Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính được quy định như sau:
- Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao.
Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) có thẩm quyền xác nhận trình độ theo quy định.
- Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
- Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.
Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính (gọi tắt là Tiêu chuẩn) ban hành kèm theo Quyết định 2791/QĐ-BTC năm 2019 thì Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính là công chức đứng đầu một Vụ:
- Tham mưu giúp việc Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Bộ trưởng;
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị.
Tại khoản 2 Điều 4 Tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định 2791/QĐ-BTC năm 2019 quy định về nhiệm vụ của Vụ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính như sau:
- Quản lý, điều hành công chức, viên chức, người lao động trong Vụ giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao:
+ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành, trình Bộ trưởng xem xét quyết định;
+ Tổ chức thực hiện các quyết định quy hoạch và kế hoạch thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành;
+ Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao;
+ Rà soát, kiến nghị với Bộ trưởng hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quy định hủy bỏ, sửa đổi bổ sung ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao;
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản cá biệt hướng dẫn các chế độ chính sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (đối với các Cục);
+ Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp tham gia thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách đã được ban hành thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đề ra phương hướng, nhiệm vụ giải pháp tổ chức thực hiện.
+ Tổ chức tổng hợp thông tin, thống kê, báo cáo lưu trữ về chuyên môn, chuyên ngành.
- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.
- Chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.
- Quản lý, bố trí, sử dụng có hiệu quả công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.
- Quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài sản được Bộ giao theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?