Để được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp phải thông qua xét duyệt của bộ phận nào? Hồ sơ bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp gồm những loại giấy tờ gì?
Để được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp phải thông qua xét duyệt của bộ phận nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xét duyệt, bổ nhiệm ngạch thanh tra viên như sau:
Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
...
2. Việc xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra phải thông qua Hội đồng xét chuyển ngạch.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Hội đồng xét chuyển ngạch vào các ngạch thanh tra đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
Hội đồng xét chuyển ngạch có 05 thành viên, làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết để quyết định theo đa số. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Ở Trung ương là lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ; ở địa phương là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Giám đốc Sở Nội vụ;
c) Ủy viên thường trực là Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ủy viên thường trực có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục hồ sơ, tài liệu, để báo cáo Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra;
d) Các ủy viên khác tùy theo yêu cầu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cử đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị liên quan.
...
Theo đó, cán bộ công chức muốn được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp thì cần thông qua sự xét duyệt của Hội đồng xét chuyển ngạch.
Hội đồng xét chuyển ngạch có 05 thành viên do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập thành lập làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết để quyết định theo đa số.
Thành phần Hội đồng xét chuyển ngạch gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Ở Trung ương là lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ; ở địa phương là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Giám đốc Sở Nội vụ;
- Ủy viên thường trực là Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ủy viên thường trực có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục hồ sơ, tài liệu, để báo cáo Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra;
- Các ủy viên khác tùy theo yêu cầu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cử đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị liên quan.
Để được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp phải thông qua xét duyện của bộ phận nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ công chức để được bổ nhiệm thanh tra cao cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về trình độ ngoại ngữ để được bổ nhiệm thanh tra viên cao cấp như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên cao cấp
...
4. Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;
b) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên cao cấp;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
d) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị;
đ) Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức;
e) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;
g) Có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên chính và tương đương tối thiểu là 06 năm, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên cao cấp chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
Như vậy, yêu cầu đối với cán bộ công chức muốn được bổ nhiệm làm thanh tra viên cao cấp phải có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức.
Hồ sơ bổ nhiệm ngạch thanh tra viên cao cấp gồm những loại giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 3 và khoản 5 Điều 12 Nghị định 97/2011/NĐ-CP thì dối với ngạch thanh tra viên cao cấp thì yêu cầu hồ sơ bổ nhiệm phải có các loại giấy tờ như
- Văn bản nhận xét quá trình công tác của công chức và đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp công chức;
- Bản khai kết quả công tác thanh tra; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc được cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng công chức xác nhận;
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng công chức.
- Biên bản họp Hội đồng xét chuyển ngạch;
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp của Hội đồng xét chuyển ngạch;
- Công văn đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?