Để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp cần đạt bao nhiêu doanh thu từ việc sản xuất sản phẩm khoa học và công nghệ?
- Doanh nghiệp cần đạt bao nhiêu doanh thu từ việc sản xuất sản phẩm khoa học và công nghệ để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ?
- Đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần chuẩn bị những tài liệu gì?
- Trong trường hợp nào Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị hủy bỏ hiệu lực?
Doanh nghiệp cần đạt bao nhiêu doanh thu từ việc sản xuất sản phẩm khoa học và công nghệ để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ?
Để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp cần đạt bao nhiêu doanh thu từ việc sản xuất sản phẩm khoa học và công nghệ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b) Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này;
c) Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
2. Doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, theo Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BKHCN quy định như sau:
Điều kiện về tỷ lệ doanh thu cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đáp ứng điều kiện tỷ lệ doanh thu đạt tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của 01 (một) trong 03 (ba) năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Theo đó, doanh nghiệp cần có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đáp ứng điều kiện tỷ lệ doanh thu đạt tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của 01 trong 03 năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Tuy nhiên, để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp cần đáp ứng thêm 02 điều kiện sau đây:
- Được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP.
Đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần chuẩn bị những tài liệu gì?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ được nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến, bao gồm:
- Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP;
- Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:
+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
+ Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
+ Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;
+ Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
+ Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP.
Trong trường hợp nào Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị hủy bỏ hiệu lực?
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
...
2. Cơ quan có thẩm quyền thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường hợp sau:
a) Có hành vi xâm phạm quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả khoa học và công nghệ đã kê khai trong hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Có hành vi giả mạo nội dung hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Trường hợp bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp bị truy thu toàn bộ các khoản kinh phí, những lợi ích khác đã được hưởng và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BKHCN hướng dẫn cụ thể về hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ như sau:
Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả khoa học và công nghệ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ- CP căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền hoặc phán quyết của Tòa án.
2. Hành vi giả mạo nội dung hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP gồm:
a) Hành vi giả mạo các loại văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP;
b) Hành vi cố ý kê khai sai thông tin về tỷ lệ doanh thu để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ đối với các doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 05 (năm) năm trở lên.
3. Khi bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp bị truy thu toàn bộ các khoản tiền đã được miễn, giảm đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm thông báo về việc hủy bỏ và đăng thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường hợp sau:
- Có hành vi xâm phạm quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả khoa học và công nghệ đã kê khai trong hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
- Có hành vi giả mạo nội dung hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Khi bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp bị truy thu toàn bộ các khoản tiền đã được miễn, giảm đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?