Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Thuyền trưởng tàu dưới 500 GT cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn nào theo quy định?
- Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan nào cấp và có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Thuyền trưởng tàu dưới 500 GT cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn nào theo quy định?
Thuyền trưởng tàu dưới 500 GT cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ
Thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ phải có GCNKNCM của tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Và tại Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định:
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
Thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức quản lý.
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Tại khoản 2, khoản 5 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) giải thích thì:
Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi.
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu.
Như vậy, thuyền trưởng tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ phải có GCNKNCM của tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Thuyền trưởng tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
- Hàng hải theo mức quản lý.
- Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.
- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
- Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Trước đây, thuyền trưởng tàu dưới 500 GT cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn căn cứ theo Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định:
Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ
Thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ phải có GCNKNCM của tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Và tại Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định:
Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ
Thuyền trưởng, đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức quản lý.
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) giải thích:
2. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi."
3. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu.
Theo đó, đối với tàu dưới 500 GT hành trình không gần bờ, thuyền trưởng phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT; Và đối với tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ, thuyền trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng: Hàng hải theo mức quản lý; Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý; Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý; Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT cần đáp ứng những điều kiện theo quy định Điều 26 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT và đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ)
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.
Như vậy, để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT (hành trình gần bờ) cần đáp ứng những điều kiện được quy định cụ thể trên.
Trước đây, để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT cần đáp ứng những điều kiện theo Điều 26 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT và đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ)
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.
Theo quy định nêu trên, điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đối với thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT gồm:
- Điều kiện chuyên môn:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
+ Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
- Điều kiện đảm nhiệm chức danh: Đối với thuyền trưởng là có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan nào cấp và có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được quy định Điều 19 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Trước đây, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan nào cấp và có giá trị sử dụng trong bao lâu thì căn cứ theo Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNKNCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?