Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp phải có địa điểm đặt trụ sở thế nào?
- Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp phải có địa điểm đặt trụ sở thế nào?
- Cơ quan nào có quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp?
- Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thời hạn tối đa là bao lâu?
- Doanh nghiệp được đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong trường hợp nào?
Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp phải có địa điểm đặt trụ sở thế nào?
Theo khoản 1 Điều 39 Luật Việc làm 2013 thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp giấy phép
1. Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
c) Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Trong đó doanh nghiệp phải có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp phải có địa điểm đặt trụ sở thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp?
Việc cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thuộc thẩm quyền của cơ quan quy định tại Điều 15 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Theo quy định trên, cơ quan có quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền.
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thời hạn tối đa là bao lâu?
Thời hạn tối đa của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được quy định tại Điều 16 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
1. Nội dung giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Như vậy, giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thời hạn tối đa là 60 tháng, và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.
Doanh nghiệp được đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp được đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm trong những trường hợp sau:
(1) Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đã được cấp, gồm:
+ Thay đổi tên doanh nghiệp.
+ Thay đổi địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép.
+ Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
(2) Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm bị mất.
(3) Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép.
(4) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?