Để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì tổ chức phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là bao nhiêu?
Để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì tổ chức phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là bao nhiêu?
Vốn chủ sở hữu tối thiểu của tổ chức để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
3. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
Theo đó, để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì tổ chức phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 53 nêu trên.
Trong đó tổ chức phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Khai thác khoáng sản (Hình từ Internet)
Giấy phép khai thác khoáng sản của tổ chức có thể gia hạn tối đa bao nhiêu năm?
Thời gian gia hạn tối đa của Giấy phép khai thác khoáng sản của tối đa được quy định tại Điều 54 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
d) Thời hạn khai thác khoáng sản;
đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
Theo quy định trên, giấy phép khai thác khoáng sản của tổ chức có thể gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Tổ chức khai thác khoáng sản có được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản không?
Việc tổ chức khai thác khoáng sản có được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản không, theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tổ chức khai thác khoáng sản có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 55 nêu trên. Trong đó có quyền chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?