Để được đảm nhận chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế thì phải có thời gian công tác trong ngành tài chính bao lâu?
Để được đảm nhận chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế thì phải có thời gian công tác trong ngành tài chính bao lâu?
Chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 quy định về tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý của chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
...
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý: Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 07 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền); có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 03 năm trở lên.
Như vậy, đối với chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục thuộc Bộ Tài chính, trong đó có Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế thì phải có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 07 năm trở lên.
Trong đó có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền).
Bên cạnh tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý thì chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.
Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
- Hiện đang giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên;
- Có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc tương đương; chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở lên.
Chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế có nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 thì nhiệm vụ của chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế được quy định như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Tổng cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Tổng Cục trưởng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Tổng cục để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chức trách của chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 thì chức trách của chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục thuộc Bộ Tài Chính, trong đó có Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế được quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
Vị trí, chức trách: Chức danh Tổng Cục trưởng là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ và là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục.
...
Vậy chức danh Tổng Cục trưởng Tổng cục thuộc Bộ Tài Chính:
- Là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ;
- Là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính:
+ Quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
+ Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?