Để được dự thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất trên phương tiện thủy nội địa thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì?
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa được phân thành mấy hạng?
- Để được dự thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất trên phương tiện thủy nội địa thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất?
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa được phân thành mấy hạng?
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Phân loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4).
2. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3).
3. Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (ATCB).
4. Chứng chỉ nghiệp vụ, bao gồm:
a) Chứng chỉ thủy thủ (TT);
b) Chứng chỉ thợ máy (TM);
c) Chứng chỉ lái phương tiện (LPT).
5. Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, bao gồm:
a) Chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc (ĐKCT);
b) Chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);
c) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);
d) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD);
đ) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chờ hóa chất (ATHC);
e) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).
...
Như vậy, theo quy định, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa được phân thành ba hạng:
- Hạng nhất (M1);
- Hạng nhì (M2);
- Hạng ba (M3).
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa được phân thành mấy hạng? (Hình từ Internet)
Để được dự thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất trên phương tiện thủy nội địa thì cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện dự thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được quy định tại khoản 12 Điều 6 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Điều kiện cụ thể dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
...
11. Thi để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất:
a) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên, có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng nhì đủ 24 tháng trở lên;
b) Đối với người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nhất đủ 18 tháng trở lên được dự thi để cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng.
12. Thi để được cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất:
a) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên, có GCNKNCM máy trưởng hạng nhì, có thời gian đảm nhiệm chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên;
b) Đối với người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên được đào tạo nghề máy tàu thủy hoặc máy tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 12 tháng trở lên được dự thi để cấp GCNKNCM máy trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng.
Như vậy, theo quy định, để được dự thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất trên phương tiện thủy nội địa thì cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên,
Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì,
Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên;
(2) Đối với người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên được đào tạo nghề máy tàu thủy hoặc máy tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 12 tháng trở lên được dự thi để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng.
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất?
Thẩm quyền tổ chức thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Thẩm quyền tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng từ hạng nhì trở lên trong phạm vi toàn quốc và GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư trở lên, máy trưởng từ hạng ba trở lên đối với cơ sở đào tạo trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
b) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi CCCM đặc biệt.
2. Sở Giao thông vận tải:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, hạng tư và GCNKNCM máy trưởng hạng ba;
b) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo).
...
Như vậy, theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?