Để được dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc, giảng viên giảng dạy tại trường đại học phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Để được dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc, giảng viên giảng dạy tại trường đại học phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Nội dung thi của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc như thế nào?
- Giảng viên được công nhận đạt danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm khi đáp ứng các điều kiện gì?
Để được dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc, giảng viên giảng dạy tại trường đại học phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc (gọi tắt là Điều lệ) ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì điều kiện để giảng viên tại trường đại học được dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc như sau:
- Là giảng viên cơ hữu của trường theo quy định hiện hành;
- Bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên quy định trong các văn bản hiện hành;
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
- Không bị xử lý về vi phạm pháp luật, kỷ luật trong thời gian 02 năm liền kề trước đó tính đến thời điểm dự thi;
- Đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tham dự Hội thi được quy định tại khoản 2 Điều 12 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022;
- Điều kiện khác do Ban Tổ chức Hội thi quy định.
Tại khoản 2 Điều 12 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về hồ sơ tham dự Hội thi như sau:
Hồ sơ tham dự Hội thi do Thủ trưởng cơ quan hoặc trường đơn vị tham gia Hội thi thành lập đoàn hoặc đội tham dự Hội thi chịu trách nhiệm chuẩn bị, tập hợp, hoàn thành và gửi cho Ban Tổ chức Hội thi theo quy định, bao gồm:
- Danh sách trích ngang các thành viên tham dự Hội thi theo quy định của Ban Tổ chức Hội thi;
- Thẻ dự thi có ảnh chân dung cỡ 4 x 6 cm của thí sinh dự thi (phôi thẻ do Ban tổ chức cung cấp), có đóng dấu xác nhận của Ban tổ chức;
- Yêu cầu khác về hồ sơ theo quy định của Ban Tổ chức Hội thi.
Nội dung thi của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc như thế nào?
Nội dung thi của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc được quy định tại Điều 5 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Nội dung và hình thức thi
1. Nội dung thi bao gồm các vấn đề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục:
a) Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục nghề nghiệp;
b) Quy định về: Chế độ làm việc đối với giảng viên; đạo đức nhà giáo; tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp giảng viên;
c) Quy chế sinh viên;
d) Hiểu biết chung về: Khung trình độ quốc gia, chuẩn chương trình đào tạo của nhóm ngành, đổi mới giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, giáo dục học đại học và tâm lý lứa tuổi sinh viên, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá hiện đại trong giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
2. Các nội dung thi khác do Ban Tổ chức quy định.
Giảng viên được công nhận đạt danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm khi đáp ứng các điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 15 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì điều kiện để giảng viên được công nhận đạt danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm bao gồm:
- Là thành viên của đội thi, tham gia ít nhất 01 nội dung thi theo đội.
- Có điểm tổng hợp kết quả thi được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 14 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 từ 8,0 điểm trở lên, trong đó không có điểm nội dung thi nào dưới 6,0 điểm;
- Không vi phạm các quy định của Điều lệ này và các quy định hiện hành khác của pháp luật trong thời gian diễn ra Hội thi; không trong thời gian các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc tham dự Hội thi của bản thân theo quy định của pháp luật (nếu có).
Tại khoản 5 Điều 14 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về cách tính điểm thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc như sau:
Tổ chức thi và đánh giá
…
5. Cách tính điểm thi:
a) Điểm của từng nội dung thi là trung bình cộng các điểm của các giám khảo trong Tiểu Ban Giám khảo chấm cho nội dung thi đó. Điểm chấm thi của mỗi giám khảo và điểm của từng nội dung thi được lấy đến 2 chữ số thập phân và không làm tròn số;
b) Điểm tổng hợp kết quả thi là trung bình cộng của các điểm nội dung thi theo hệ số của từng nội dung thi, được lấy đến 2 chữ số thập phân và không làm tròn số;
c) Đội dự thi và cá nhân dự thi thực hiện đủ các phần thi với các nội dung thi đã đăng kí, nội dung nào không dự thi thì tính 0 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?