Để được kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch cần đáp ứng điều kiện gì? Quyền và nghĩa vụ của cá nhân kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch được quy định ra sao?
- Kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch được hiểu như thế nào?
- Để được kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch cần đáp ứng điều kiện gì?
- Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch được quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch được quy định ra sao?
-
- Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch?
Kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch được hiểu như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
"Điều 45. Kinh doanh vận tải khách du lịch
1. Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
[...]"
Theo đó, kinh doanh vận tải khách du lịch được hiểu là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
Phương tiện vận tải khách du lịch (Hình từ Internet)
Để được kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 2 Điều 45 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
"Điều 45. Kinh doanh vận tải khách du lịch
[...]
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
[...]"
Theo đó, bạn muốn kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch bạn cần đáp ứng các điều kiện như: kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật
Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 46 Luật Du lịch 2017 quy định cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch quy định như sau:
"Điều 46. Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch
1. Phương tiện vận tải khách du lịch được cấp biển hiệu khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.
2. Phương tiện vận tải khách du lịch có biển hiệu được vận tải hành khách theo hợp đồng và được ưu tiên bố trí nơi neo đậu, dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, trong khu du lịch, gần điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch."
Theo đó, cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch được quy định như trên.
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch được quy định ra sao?
Theo Điều 47 Luật Du lịch 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch như sau:
"Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch
1. Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.
2. Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.
3. Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải.
4. Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải."
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch?
Theo Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch như sau:
"Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch
1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
5. Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
7. Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.
8. Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
9. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan."
Theo đó, các hành vi nêu trên là hành vi nghiêm cấm trong hoạt động du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?