Để được tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa thì cá nhân phải bảo đảm điều kiện gì?
- Để được tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa thì cá nhân phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thời gian kiểm tra thực hành đối với bài kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa là bao lâu?
- Người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư quá tuổi lao động thì có được cấp chứng chỉ lái phương tiện không?
Để được tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa thì cá nhân phải bảo đảm điều kiện gì?
Điều kiện tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Điều kiện cụ thể dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 5 của Thông tư này, người dự thi, kiểm tra để được cấp GCNKNCM, CCCM phải bảo đảm điều kiện cụ thể sau:
1. Kiểm tra để được cấp chứng chỉ thủy thủ, chứng chỉ thợ máy: đủ 16 tuổi trở lên.
2. Kiểm tra để được cấp chứng chỉ lái phương tiện: đủ 18 tuổi trở lên.
3. Kiểm tra để được cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng: có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ thợ máy hoặc chứng chỉ lái phương tiện trở lên.
4. Kiểm tra để được cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc: đủ 18 tuổi trở lên, có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện trở lên.
5. Kiểm tra để được cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển: có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng ba trở lên, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 06 tháng trở lên.
6. Thi để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư: đủ 18 tuổi trở lên, có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện.
...
Như vậy, theo quy định, để được tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa thì cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên.
Để được tham gia kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa thì cá nhân phải bảo đảm điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Thời gian kiểm tra thực hành đối với bài kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa là bao lâu?
Thời gian kiểm tra thực hành đối với bài kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Các môn thi, kiểm tra; hình thức thi, kiểm tra; thời gian thi, kiểm tra
...
4. Đối với các môn thi, kiểm tra thực hành:
a) Nội dung thi, kiểm tra: gồm các kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và xử lý các tình huống thường gặp trong thực tế;
b) Thời gian thi thuyền trưởng hạng nhất tối đa 120 phút;
c) Thời gian thi thuyền trưởng hạng nhì tối đa 90 phút;
d) Thời gian thi thuyền trưởng hạng ba tối đa 60 phút;
đ) Thời gian thi thuyền trưởng hạng tư tối đa 45 phút;
e) Thời gian kiểm tra chứng chỉ thủy thủ, chứng chỉ lái phương tiện và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tối đa 30 phút;
g) Máy trưởng hạng nhất, máy trưởng hạng nhì, máy trưởng hạng ba và chứng chỉ thợ máy không thi, kiểm tra môn thực hành;
h) Kết quả: đạt hoặc không đạt;
i) Cách thức thi, kiểm tra: do Hội đồng thi, kiểm tra quyết định.
5. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học, thi, kiểm tra: bằng tiếng Việt.
6. Nội quy thi, kiểm tra theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định, thời gian kiểm tra thực hành đối với bài kiểm tra cấp chứng chỉ lái phương tiện thủy nội địa tối đa là 30 phút.
Người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư quá tuổi lao động thì có được cấp chứng chỉ lái phương tiện không?
Người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được quy định tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT như sau:
Cấp lại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
...
6. Chứng chỉ chuyên môn:
a) Người có chứng chỉ thủy thủ, chứng chỉ thủy thủ hạng nhất, chứng chỉ thủy thủ hạng nhì, chứng chỉ thủy thủ chương trình hạn chế hoặc tương đương, được cấp lại chứng chỉ thủy thủ;
b) Người có chứng chỉ thợ máy, chứng chỉ thợ máy hạng nhất, chứng chỉ thợ máy hạng nhì, chứng chỉ thợ máy chương trình hạn chế hoặc tương đương, được cấp lại chứng chỉ thợ máy;
c) Người có chứng chỉ lái phương tiện, chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất, chứng chỉ lái phương tiện hạng nhì, chứng chỉ lái phương tiện chương trình hạn chế hoặc tương đương, được cấp lại chứng chỉ lái phương tiện.
d) Người có chứng chỉ điều khiển phương tiện loại I, loại II tốc độ cao hoặc tương đương, được cấp lại chỉ chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc.
7. GCNKNCM, CCCM khi cấp lại vẫn giữ nguyên số cũ, đồng thời cơ quan cấp phải gửi thông báo hủy GCNKNCM, CCCM cũ tới các cơ quan liên quan.
8. Người có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng tư trở lên, quá tuổi lao động, đủ sức khỏe theo quy định, có nhu cầu thì được cấp chứng chỉ lái phương tiện nhưng không tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.
Như vậy, người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư quá tuổi lao động, đủ sức khỏe theo quy định nếu có nhu cầu thì được cấp chứng chỉ lái phương tiện nhưng không được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?