Để được vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội, người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp được vay vốn ưu đãi mua nhà từ Ngân hàng Chính sách xã hội không?
- Để được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội, người lao động phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Người lao động được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội bao nhiêu? Thời hạn được cho vay vốn ưu đãi là bao lâu?
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp được vay vốn ưu đãi mua nhà từ Ngân hàng Chính sách xã hội không?
Căn cứ khoản 2 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 quy định về đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội như sau:
2. Đối tượng được vay vốn
a) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
c) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
d) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
Các đối tượng quy định tại Điểm b, c, d, đ Khoản 2 văn bản này phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Các đối tượng được vay vốn nêu trên sau đây gọi chung là người vay vốn.
Theo đó, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân là một trong những đối tượng được đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội
Để được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội, người lao động phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Điều kiện vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 3 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 thì khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn;
- Có đủ vốn tự có tối thiểu 20% giá trị Hợp đồng mua bán/Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội đối với vay vốn để mua/thuê mua nhà ở xã hội; tối thiểu 30% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở;
- Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú, thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;
- Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Có giấy đề nghị vay vốn để mua/thuê mua nhà ở xã hội/xây dựng mới/cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng khác;
- Có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Thực hiện bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải thỏa thuận trong hợp đồng ba bên về phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm.
Người lao động được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội bao nhiêu? Thời hạn được cho vay vốn ưu đãi là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 quy định về mức vốn cho vay như sau:
4. Mức vốn cho vay
a) Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội: Mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội.
b) Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Theo đó, người lao động vay vốn ưu đãi để mua nhà ở nhà xã hội được cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Tại khoản 6 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 quy định về thời hạn cho vay như sau:
- Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
- Thời hạn cho vay cụ thể đối với từng người vay vốn được tính bằng tổng số tiền vay chia cho mức trả nợ hàng tháng. Mức trả nợ hàng tháng do Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay và người vay vốn thỏa thuận.
Trường hợp người vay vốn có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay về thời hạn cho vay thấp hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?