Để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì công chức không giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tài chính cần đáp ứng tiêu chí gì?
- Để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì công chức không giữ chức vụ lãnh đạo cần đáp ứng tiêu chí gì?
- Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo gồm mấy bước?
- Trường hợp công chức được cử đi thực tập dài hạn thì việc đánh giá xếp loại chất lượng được căn cứ vào đâu?
Để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì công chức không giữ chức vụ lãnh đạo cần đáp ứng tiêu chí gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Quy chế này và có thái độ tốt khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
...
Như vậy, để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì công chức không giữ chức vụ lãnh đạo cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau đây:
(1) Thực hiện tốt các quy định về Chính trị tư tưởng; Đạo đức lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật quy định tại Điều 5 Quy chế đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021.
(2) Có thái độ tốt khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
(3) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì công chức không giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tài chính cần đáp ứng tiêu chí gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo gồm mấy bước?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng công chức như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
2. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng (và tương đương) thuộc Bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc Tổng cục và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền quản lý của người đứng đầu
a) Bước 1: Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tại Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
b) Bước 2: Tổ chức họp đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của đơn vị hoặc toàn thể công chức của đơn vị cấu thành nơi công chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành. Chủ trì cuộc họp là đại diện lãnh đạo Vụ.
- Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp; các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến; các ý kiến phải được ghi đầy đủ vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Riêng đối với các Tổng cục và tương đương thuộc Bộ thực hiện như sau:
...
(4) Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Vụ; công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Phòng thuộc Văn phòng, Cục (không bao gồm Chi cục), thành phần tham dự họp như sau:
- Chủ trì:
+ Đối với công chức thuộc Vụ: Lãnh đạo Vụ.
+ Đối với công chức thuộc phòng thuộc Văn phòng, Cục: Lãnh đạo Phòng.
- Thành phần: toàn thể công chức thuộc Vụ hoặc thuộc Phòng nơi công chức công tác.
c) Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của cấp ủy đảng cùng cấp với đơn vị nơi công chức công tác (đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý).
d) Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Người đứng đầu đơn vị căn cứ Phiếu đánh giá, ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá của đơn vị và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
đ) Bước 5: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.
Như vậy, theo quy định thì Thủ tục đánh giá xếp loại chất lượng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo gồm 4 bước sau đây:
Bước 1: Công chức tự đánh giá xếp loại chất lượng.
Bước 2: Tổ chức họp đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá xếp loại chất lượng công chức.
Bước 4: Thông báo kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức.
Trường hợp công chức được cử đi thực tập dài hạn thì việc đánh giá xếp loại chất lượng được căn cứ vào đâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định về nguyên tắc đánh giá xếp loại chất lượng như sau:
Nguyên tắc đánh giá xếp loại chất lượng
...
4. Công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
...
Công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi làm chuyên gia, thực tập dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng tập trung thì thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ vào kết quả thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong năm và báo cáo kết quả làm việc, học tập của cá nhân.
Đối với công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp lấy ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
...
Như vậy, trường hợp công chức được cấp có thẩm quyền cử đi thực tập dài hạn thì thực hiện đánh giá xếp loại chất lượng căn cứ vào kết quả thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong năm và báo cáo kết quả làm việc, học tập của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?