Để được xét hưởng chế độ hộ nghèo năm 2022 cần đáp ứng những tiêu chí nào? Chuẩn hộ nghèo được quy định như thế nào trong năm 2022?
Để được xét hưởng chế độ hộ nghèo năm 2022 cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 như sau:
"1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
a) Tiêu chí thu nhập
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."
Theo đó, để đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 dựa trên tiêu chí thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản để được công nhận là hộ nghèo.
Quy định về dịch vụ xã hội cơ bản có 06 dịch vụ, gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản có 12 chỉ số theo quy định nêu trên.
Quy định chi tiết về ngưỡng thiếu hụt anh/chị có thể tham khảo tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.
Chuẩn hộ nghèo 2022 (Hình từ Internet)
Chuẩn hộ nghèo được quy định như thế nào trong năm 2022?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP:
"2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
...
d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025."
Theo đó, trường hợp nhà anh/chị ở khu vực nông thôn thì chuẩn hộ nghèo được quy định là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Trường hợp nhà anh/chị ở khu vự thành thị thì chuẩn hộ nghèo được quy định là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, nếu xét thấy gia đình anh/chị thuộc quy định chuẩn hộ nghèo nêu trên thì có thể làm đơn đề nghị xét hộ nghèo trong năm 2022.
Quy định rà soát hộ nghèo đình kỳ hằng năm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH quy định:
"Điều 6. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện theo quy trình sau:
1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát
Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn:
...
2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
...
3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả
...
4. Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
...
6. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn
...
7. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn."
Theo đó, quy trình rà soát hộ nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?