Để được xét tặng danh hiệu Anh hùng lao động, tập thể ngành Thuế phải đạt được những tiêu chuẩn nào?
Để được xét tặng danh hiệu Anh hùng lao động, tập thể ngành Thuế phải đạt được những tiêu chuẩn nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy định đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng thi đua ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCT năm 2016 như sau:
Danh hiệu “Anh hùng Lao động”
1. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác thuế, góp phần quan trọng vào thành tích của đơn vị, toàn ngành Thuế;
b) Là tập thể tiêu biểu dẫn đầu toàn ngành Thuế về chất lượng, hiệu quả, công việc đóng góp vào thành quả đạt được của ngành Thuế trong thời gian từ 10 năm trở lên;
c) Dẫn đầu toàn ngành trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến;
d) Dẫn đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;
đ) Dẫn đầu trong việc triển khai và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt nguồn vốn, tài sản, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản;
e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt được nhân dân địa phương ca ngợi; tập thể đoàn kết, nhất trí; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
...
Theo đó, để được xét tặng danh hiệu Anh hùng lao động, tập thể ngành Thuế phải đạt được những tiêu chuẩn sau đây:
- Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác Thuế, góp phần quan trọng vào thành tích của đơn vị, toàn ngành Thuế;
- Là tập thể tiêu biểu dẫn đầu toàn ngành Thuế về chất lượng, hiệu quả, công việc đóng góp vào thành quả đạt được của ngành Thuế trong thời gian từ 10 năm trở lên;
- Dẫn đầu toàn ngành trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến;
- Dẫn đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;
- Dẫn đầu trong việc triển khai và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt nguồn vốn, tài sản, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản;
- Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt được nhân dân địa phương ca ngợi; tập thể đoàn kết, nhất trí; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Để được xét tặng danh hiệu Anh hùng lao động, tập thể ngành Thuế phải đạt được những tiêu chuẩn nào? (hình từ internet)
Ai có quyền quyết định việc xét tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho các tập thể ngành Thuế?
Theo khoản 1 Điều 44 Quy định đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng thi đua ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCT năm 2016 như sau:
Thẩm quyền quyết định danh hiệu và hình thức khen các cấp.
Thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, cụ thể:
1. Chủ tịch nước quyết định tặng Huân, Huy chương, danh hiệu Anh hùng Lao động;
...
Theo đó, Chủ tịch nước có quyền quyết định việc xét tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho các tập thể ngành Thuế.
Có được xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhiều lần cho cùng một tập thể ngành Thuế?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy định đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng thi đua ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCT năm 2016 như sau:
Nguyên tắc khen thưởng
1. Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;
2. Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;
3. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
4. Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;
5. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng;
6. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân không giữ các chức vụ lãnh đạo có nhiều sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ;
7. Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo;
8. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.
Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
9. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước;
10. Đối với cá nhân trong một năm chỉ đề nghị một hình thức khen thưởng cấp nhà nước hoặc “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
Theo đó, danh hiệu Anh hùng lao động có thể được xét tặng nhiều lần cho cùng một tập thể ngành Thuế đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?