Để được xét tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, tập thể ngành Xây dựng phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Để được xét tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, tập thể ngành Xây dựng phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Ai có quyền quyết định việc xét tặng Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho tập thể ngành xây dựng?
- Có bắt buộc phải trao tặng trực tiếp các danh hiệu thi đua cho cơ quan được thưởng không?
Để được xét tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, tập thể ngành Xây dựng phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BXD quy định như sau:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 28 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, gồm:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao trong năm;
2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
3. Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
4. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến được xét tặng hàng năm cho tập thể ngành xây dựng đạt các tiêu chuẩn bao gồm:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao trong năm;
- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
- Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
- Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho tập thể ngành xây dựng (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc xét tặng Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho tập thể ngành xây dựng?
Theo Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BXD quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo các Điều 77, 78 của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; các khoản 45, 46 Điều 2 của Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; các Điều 43, 44 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tặng:
a) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”;
b) Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng”;
d) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
đ) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”;
e) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Danh hiệu “Lao động tiên tiến” và danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân thuộc các Vụ, Văn phòng Đảng - đoàn thể.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng quyết định tặng:
a) Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”;
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
c) Danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d) Giấy khen.
Theo đó, thẩm quyền quyết định xét tặng Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho tập thể ngành xây dựng như sau:
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định xét tặng danh hiệu Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho tập thể thuộc các Vụ, Văn phòng Đảng, đoàn thể.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng quyết định xét tặng danh hiệu Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho tập thể thuộc phạm vi quản lý.
Có bắt buộc phải trao tặng trực tiếp các danh hiệu thi đua cho cơ quan được thưởng không?
Tại Điều 25 Thông tư 04/2020/TT-BXD quy định về việc trao tặng các danh hiệu thi đua như sau:
Trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Người có thẩm quyền quyết định tặng hình thức khen thưởng nào thì trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng hình thức khen thưởng đó.
2. Việc công bố, trao tặng và đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
3. Việc tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để biểu dương, tôn vinh người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến, được kết hợp, lồng ghép với các nội dung, sự kiện của cơ quan, đơn vị, đảm bảo trang trọng, thiết thực, tiết kiệm.
4. Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng về việc tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Theo đó, người có thẩm quyền quyết định tặng hình thức khen thưởng nào thì trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng hình thức khen thưởng đó.
Như vậy, không bắt buộc người có thẩm quyền phải trao tặng trực tiếp các danh hiệu thi đua cho cơ quan được thưởng mà cũng có thể ủy quyền trao tặng hình thức khen thưởng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?