Để kiện toàn Ban Chỉ đạo Quỹ vì biển đảo Việt Nam, thành phần gồm những ai? Ban Chỉ đạo có những nhiệm vụ như thế nào?
Để kiện toàn Ban Chỉ đạo Quỹ vì biển đảo Việt Nam, thành phần gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1366/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Kiện toàn Ban Chỉ đạo “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”, thành phần gồm:
1. Trưởng ban: 01 lãnh đạo Bộ Quốc phòng phụ trách về biển, đảo.
2. Các Phó Trưởng ban:
- Phó Trưởng ban Thường trực: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Phó Trưởng ban: Chính ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng;
- Mời 01 Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Trưởng ban.
3. Các Ủy viên:
- 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- 01 Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- 01 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao;
- 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- 01 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- 01 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- 01 Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
- 01 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
- 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa;
- 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
- Cục trưởng Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Mời 01 lãnh đạo của các ban, ngành, cơ quan sau đây làm Ủy viên Ban Chỉ đạo: Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Dân vận Trung ương; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Sau 10 ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, các bộ và cơ quan có cán bộ được cử làm thành viên Ban Chỉ đạo nêu tại Điều 1 gửi danh sách về Cơ quan Thường trực “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”.
Theo quy định trên, để kiện toàn Ban Chỉ đạo “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”, thành phần gồm:
- Trưởng ban: 01 lãnh đạo Bộ Quốc phòng phụ trách về biển, đảo.
- Các Phó Trưởng ban:
+ Phó Trưởng ban Thường trực: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Phó Trưởng ban: Chính ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng;
+ Mời 01 Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Trưởng ban.
- Các Ủy viên:
+ 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
+ 01 Thứ trưởng Bộ Tài chính;
+ 01 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao;
+ 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ 01 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ 01 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ 01 Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
+ 01 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
+ 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa;
+ 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
+ Cục trưởng Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Mời 01 lãnh đạo của các ban, ngành, cơ quan sau đây làm Ủy viên Ban Chỉ đạo: Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Dân vận Trung ương; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Ban Chỉ đạo “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo Quỹ vì biển đảo Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Theo Điều 2 Quyết định 1366/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” (gọi tắt là Quỹ)
1. Thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động của “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”:
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào vận động ủng hộ, đóng góp xây dựng Quỹ; tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, đề xuất các hình thức ghi công, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực xây dựng Quỹ.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế quản lý, sử dụng Quỹ; chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tiếp nhận, quản lý, điều hành, sử dụng Quỹ đúng mục đích và hiệu quả, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và những vấp đề vượt quá thẩm quyền. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” như sau:
- Thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động của “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào vận động ủng hộ, đóng góp xây dựng Quỹ;
Và tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, đề xuất các hình thức ghi công, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực xây dựng Quỹ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng quy chế quản lý, sử dụng Quỹ;
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tiếp nhận, quản lý, điều hành, sử dụng Quỹ đúng mục đích và hiệu quả, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và những vấp đề vượt quá thẩm quyền.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Quỹ vì biển đảo Việt Nam do ai quyết định thành lập?
Theo Điều 3 Quyết định 1366/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Quỹ đặt tại Bộ Quốc phòng, thành phần bao gồm: Cán bộ thuộc các cơ quan của Bộ Quốc phòng và một số cán bộ cấp vụ, cục của các bộ và cơ quan có lãnh đạo là thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Ban Chỉ đạo Quỹ và Cơ quan Thường trực giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được sử dụng con dấu riêng. Trưởng Ban Chỉ đạo Quỹ quyết định ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực giúp việc,
3. Ban Chỉ đạo Quỹ có con dấu riêng.
4. Kinh phí làm việc của Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực giúp việc được dự toán và bảo đảm trong nguồn kinh phí thường xuyên của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Quỹ đặt tại Bộ Quốc phòng, thành phần bao gồm:
- Cán bộ thuộc các cơ quan của Bộ Quốc phòng;
- Và một số cán bộ cấp vụ, cục của các bộ và cơ quan có lãnh đạo là thành viên Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?