Để kinh doanh cảng hàng không thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp khi kinh doanh cảng hàng không là gì
Để kinh doanh cảng hàng không thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh cảng hàng không như sau:
Điều kiện kinh doanh cảng hàng không, sân bay
1. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương trong trường hợp: Thành lập doanh nghiệp cảng hàng không; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài.
2. Được cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không, sân bay khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Theo đó để được phép kinh doanh cảng hàng không thì doanh nghiệp phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương trong trường hợp: Thành lập doanh nghiệp cảng hàng không; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải có Giấy phép kinh doanh cảng hàng không nếu muốn được kinh doanh cảng hàng không.
Tải về mẫu Giấy phép kinh doanh cảng hàng không mới nhất 2023: Tại Đây
Để kinh doanh cảng hàng không thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Để được cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 63 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không như sau:
Doanh nghiệp cảng hàng không
1. Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Doanh nghiệp được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Có tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác cảng hàng không, sân bay;
c) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
d) Có phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
3. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không phải nộp lệ phí.
Bên cạnh đó, tại Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định về điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không
1. Có tài liệu giải trình việc đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn, an ninh hàng không quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật hàng không dân dụng Việt Nam và Phụ ước 14 của Công ước quốc tế về hàng không dân dụng.
2. Đáp ứng các điều kiện về vốn như sau:
a) Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp cảng hàng không: 100 tỷ đồng Việt Nam;
b) Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ.
Từ những quy định trên, để được cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không thì doanh nghiệp cần phải:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Có tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác cảng hàng không, sân bay;
- Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
- Có phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
- Có tài liệu giải trình việc đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn, an ninh hàng không;
- Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp cảng hàng không: 100 tỷ đồng Việt Nam;
- Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ (nếu có).
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý, khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không thì doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí.
Doanh nghiệp khi kinh doanh cảng hàng không thì sẽ có những trách nhiệm gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 62 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không như sau:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Doanh nghiệp cảng hàng không;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác.
2. Việc thành lập và hoạt động của tổ chức kinh doanh, hoạt động của cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp, thương mại.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không;
b) Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho Cảng vụ hàng không kiểm tra các hoạt động khai thác và cung cấp dịch vụ.
Như vậy, khi kinh doanh cảng hàng không thì doanh nghiệp cần thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không; chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho Cảng vụ hàng không kiểm tra các hoạt động khai thác và cung cấp dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?