Để làm thư ký Thủ tướng Chính phủ, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của thư ký?
Thủ tướng Chính phủ có được sử dụng thư ký không?
Thủ tướng Chính phủ có được sử dụng thư ký không thì theo khoản 1 Điều 2 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 cụ thể:
Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký
1. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư.
b) Ủy viên Bộ Chính trị.
c) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
2. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1 Điều này.
b) Ủy viên Trung ương Đảng; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Theo đó, chức vụ lãnh đạo được sử dụng thư ký gồm:
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư.
- Ủy viên Bộ Chính trị.
- Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Ủy viên Trung ương Đảng; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ được sử dụng thư ký.
Để làm thư ký Thủ tướng Chính phủ, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Để làm thư ký Thủ tướng Chính phủ, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định cụ thể tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 4 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 cụ thể:
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện chung
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
+ Tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Yên tâm công tác, tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức.
+ Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống giản dị, khiêm tốn, chân thành, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đoàn kết nội bộ; không cơ hội, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để vụ lợi; không để gia đình, người thân lợi dụng uy tín bản thân để trục lợi. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; có ý thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
+ Trung thành, trung thực, tận tụy, thận trọng, thẳng thắn; gương mẫu, chấp hành nghiêm kỷ luật công tác, kỷ luật phát ngôn; giữ bí mật nội dung công việc.
- Về trình độ chuyên môn
Có trình độ đại học trở lên, nắm vững về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- Về năng lực và uy tín
Hiểu biết về lĩnh vực được phân công; có khả năng tham mưu, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp có hiệu quả; có tác phong làm việc khoa học, khả năng làm việc độc lập; được lãnh đạo, đồng nghiệp nơi công tác và cơ quan, cá nhân nơi phối hợp công tác tin tưởng, tín nhiệm.
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể
- Am hiểu công việc hành chính; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu; có khả năng sắp xếp công việc và phối hợp công tác.
- Có thời gian công tác tối thiểu là 9 năm trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị và đáp ứng điều kiện:
+ Thư ký chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; giữ chức phó vụ trưởng hoặc tương đương, được quy hoạch vụ trưởng cấp bộ và tương đương trở lên.
+ Thư ký chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này ở cơ quan Trung ương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm phó vụ trưởng hoặc tương đương; ở địa phương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm cấp phó sở, ngành hoặc tương đương.
Thư ký Thủ tướng Chính phủ (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của thư ký Thủ tướng Chính phủ?
Nhiệm vụ và quyền hạn của thư ký Thủ tướng Chính phủ theo Điều 5 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 cụ thể:
1) Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, tham mưu một số lĩnh vực theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo.
- Tham mưu, phối hợp, sắp xếp lịch làm việc của đồng chí lãnh đạo; tiếp nhận, kịp thời báo cáo, xử lý công văn, tài liệu; kiểm tra văn bản trước khi trình đồng chí lãnh đạo duyệt, ký ban hành.
- Phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để phục vụ, ghi biên bản các cuộc họp do đồng chí lãnh đạo chủ trì hoặc chuẩn bị chương trình công tác của đồng chí lãnh đạo.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo.
2) Quyền hạn
- Tiếp nhận, truyền đạt ý kiến của đồng chí lãnh đạo đến cơ quan, cá nhân có liên quan.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc; được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
- Được mời tham dự các cuộc họp theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo và phát biểu khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?