Để lấy mẫu phân bón vi sinh nhằm tiến hành phân tích vi sinh vật thì cần sử dụng những dụng cụ nào?

Cho tôi hỏi để lấy mẫu phân bón vi sinh nhằm tiến hành phân tích vi sinh vật thì cần sử dụng những dụng cụ nào? Trước khi lấy mẫu cần vệ sinh các dụng cụ ra sao để đảm bảo việc lấy mẫu phân tích đạt đúng tiêu chuẩn? Câu hỏi của anh T.P từ Đồng Nai.

Phân bón vi sinh vật là gì?

Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12105:2018 về Phân bón vi sinh vật - Lấy mẫu có định nghĩa như sau:

Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
2.1
Phân bón vi sinh vật (microbial fertilizer)
Là phân bón có chứa vi sinh vật có ích, có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng.
2.2
Phân bón hữu cơ vi sinh (organic microbial fertilizer)
Là phân bón trong thành phần chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích.
2.3
Vi sinh vật có ích (beneficial microorganisms)
Là các vi sinh vật đã được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học; an toàn và có hiệu quả đối với đất, cây trồng; dùng để sản xuất các loại phân bón có chứa vi sinh vật.
...

Theo đó, phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích, có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng.

Để lấy mẫu phân bón vi sinh nhằm tiến hành phân tích vi sinh vật thì cần sử dụng những dụng cụ nào?

Để lấy mẫu phân bón vi sinh nhằm tiến hành phân tích vi sinh vật thì cần sử dụng những dụng cụ nào? (Hình từ Internet)

Để lấy mẫu phân bón vi sinh nhằm tiến hành phân tích vi sinh vật thì cần sử dụng những dụng cụ nào?

Dụng cụ dùng để lấy mẫu phân bón vi sinh vật được quy định tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12105:2018 về Phân bón vi sinh vật - Lấy mẫu như sau:

Dụng cụ
...
3.3 Dụng cụ lấy mẫu
3.3.1 Ống xăm
Ống xăm có dạng hình trụ dùng để lấy các loại phân bón vi sinh vật dạng rắn (hạt, viên, bột). Ống xăm có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào kích thước đơn vị bao gói của lô phân bón vi sinh vật;
Ống xăm phải có độ dài đủ để xuyên hết đường kính bao phân bón vi sinh vật; Đường kính trong của ống xăm ít nhất phải lớn hơn 3 lần đường kính hạt hoặc viên sản phẩm.
3.3.2 Dụng cụ lấy mẫu dạng lỏng, dạng bán lỏng
Sử dụng một trong các dụng cụ sau:
- Ống lấy mẫu (silicon, ống thủy tinh, ống inox, v.v...); Đường kính ống 1 - 2 cm; chiều dài ống đủ để thả dọc theo chai, téc, thùng, phuy,... chứa phân bón vi sinh vật.
- Dụng cụ lấy mẫu hình trụ: Có dung tích 500 mL, phần trên có ống thông khí, đồng thời là tay cầm để ấn xuống theo phương thẳng đứng so với bề mặt của thùng chứa phân bón vi sinh vật.
- Dụng cụ lấy mẫu dạng pittông: Có dung tích 500 mL, sử dụng để hút mẫu.
...

Tùy thuộc vào dạng phân bón vi sinh vật ở dạng nào mà dụng cụ lấy mẫu cần sử dụng sẽ khác nhau, cụ thể:

(1) Dạng rắn (hạt, viên, bột)

Để lấy mẫu phân bón vi sinh vật ở dạng này cần sử dụng ống xăm có dạng hình trụ. Ống xăm có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào kích thước đơn vị bao gói của lô phân bón vi sinh vật;

Ống xăm phải có độ dài đủ để xuyên hết đường kính bao phân bón vi sinh vật; Đường kính trong của ống xăm ít nhất phải lớn hơn 3 lần đường kính hạt hoặc viên sản phẩm.

(2) Dạng lỏng, dạng bán lỏng

Để lấy mẫu phân bón vi sinh vật ở dạng này cần sử dụng một trong các dụng cụ sau:

- Ống lấy mẫu (silicon, ống thủy tinh, ống inox, v.v...); Đường kính ống 1 - 2 cm; chiều dài ống đủ để thả dọc theo chai, téc, thùng, phuy,... chứa phân bón vi sinh vật.

- Dụng cụ lấy mẫu hình trụ: Có dung tích 500 mL, phần trên có ống thông khí, đồng thời là tay cầm để ấn xuống theo phương thẳng đứng so với bề mặt của thùng chứa phân bón vi sinh vật.

- Dụng cụ lấy mẫu dạng pittông: Có dung tích 500 mL, sử dụng để hút mẫu.

Phương pháp khử khuẩn dụng cụ lấy mẫu phân bón vi sinh vật gồm những phương pháp nào?

Việc khử khuẩn dụng cụ lấy mẫu phân bón vi sinh vật được thực hiện theo một trong các phương pháp quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12105:2018 về Phân bón vi sinh vật - Lấy mẫu như sau:

- Khử trùng ướt ở nhiệt độ 121 °C trong nồi hấp áp lực không ít hơn 15 min; Sấy khô, để nguội trước khi sử dụng; hoặc

- Khử trùng khô ở nhiệt độ 160 °C trong tủ sấy không ít hơn 2 h; hoặc

- Chiếu xạ với tia gamma được tạo ra do nguồn 60Co hoặc 137Cs hoặc eletron hoạt hóa năng lượng đủ (1 x 104 Gy đến 2 x 104 Gy);

Sau khi khử trùng, dụng cụ lấy mẫu phải được bảo quản trong điều kiện vô trùng cho đến khi sử dụng.

Đối với trường hợp lấy mẫu tại hiện trường, khi không có điều kiện áp dụng một trong các phương pháp trên, có thể làm sạch dụng cụ (phần tiếp xúc trực tiếp với phân bón vi sinh) bằng một trong các phương pháp sau:

- Nhúng ngập trong dung dịch etanol 70 % trong thời gian từ 1 min đến 2 min, đốt trên ngọn lửa, để nguội trước khi sử dụng; hoặc

- Lau bề mặt bằng bông sạch tẩm etanol 70 % hoặc tráng bề mặt bằng etanol 70 %, để khô trước khi sử dụng; hoặc

- Nhúng ngập trong nước ở nhiệt độ 100 °C trong thời gian từ 10 min đến 20 min, để khô trước khi sử dụng;

LƯU Ý: Dụng cụ lấy mẫu được làm sạch bằng phương pháp trên phải được sử dụng ngay sau khi khô hay nguội.

Phân bón Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phân bón
Phân bón vi sinh vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người nào thực hiện?
Pháp luật
Có thể đặt tên phân bón giống với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
Pháp luật
Thời gian tập huấn chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Phân bón đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng thì được cấp quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận nội dung quảng cáo phân bón mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất và buôn bán phân bón cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thay đổi loại phân bón sản xuất thì có phải làm thủ tục gì không? Không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón sản xuất thì có sao không?
Pháp luật
Mở cửa hàng buôn bán phân bón hóa học thì phải đáp ứng điều kiện gì? Buôn bán không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân bón
1,398 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân bón Phân bón vi sinh vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân bón Xem toàn bộ văn bản về Phân bón vi sinh vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào