Để nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế thì hồ sơ gồm những gì? Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế có bao nhiêu bước?
Để nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế thì hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và quản lý tài chính trong công tác khoa học ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định 616/QĐ-TCT năm 2011, có quy định về hồ sơ nghiệm thu đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành như sau:
Hồ sơ nghiệm thu đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành
1. Hồ sơ phải nộp để nghiệm thu gồm:
- Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học đã qua nghiệm thu ở cấp cơ sở
- Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học và các sản phẩm, tài liệu theo thuyết minh đề tài.
- Báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học.
- Phần mềm ứng dụng tin học (đối với những đề tài ứng dụng tin học).
- Quyết định thành lập và biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
- Công văn của đơn vị chủ trì nhận xét kết quả nghiên cứu và đề nghị Hội đồng khoa học của ngành tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học: phải đầy đủ, xúc tích, logíc về mặt hình thức và nội dung; kết quả chính xác và trung thực; có số liệu, biểu mẫu.
3. Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu: nêu được những nội dung cơ bản nhất của đề tài, nêu bật được kết quả nghiên cứu chủ yếu, khuyến nghị và kết luận, dung lượng khoảng từ 10 đến 20 trang.
Như vậy, theo quy định trên thì để nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế thì hồ sơ gồm:
- Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học đã qua nghiệm thu ở cấp cơ sở
- Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học và các sản phẩm, tài liệu theo thuyết minh đề tài.
- Báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học.
- Phần mềm ứng dụng tin học (đối với những đề tài ứng dụng tin học).
- Quyết định thành lập và biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
- Công văn của đơn vị chủ trì nhận xét kết quả nghiên cứu và đề nghị Hội đồng khoa học của ngành tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học (Hình từ Internet)
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế có bao nhiêu bước?
Căn cứ tại Điều 21 Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và quản lý tài chính trong công tác khoa học ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định 616/QĐ-TCT năm 2011, có quy định về các bước nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành như sau:
Các bước nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành
1. Nghiệm thu cấp cơ sở
- Sau khi hoàn thành nội dung nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học báo cáo cho lãnh đạo đơn vị chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu, các sản phẩm, tài liệu theo Thuyết minh để tổ chức nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở (sau đây gọi là nghiệm thu cấp cơ sở).
- Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở. Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học do các Vụ/đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế đăng ký khi tổ chức thực hiện nghiệm thu cấp cơ sở do Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành thuế quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở để thực hiện.
- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở có trách nhiệm đánh giá và tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài về kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học so với Thuyết minh đề tài.
- Số thành viên Hội đồng, hình thức tổ chức và chương trình họp Hội đồng do Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài quyết định. Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở tối thiểu có 5 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 2 phản biện và các uỷ viên, trong đó ít nhất 01 phản biện ngoài đơn vị chủ trì đề tài. Chủ nhiệm đề tài và thành viên tham gia nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học không tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở căn cứ Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá theo các nội dung: mức độ đáp ứng so với mục tiêu nghiên cứu, giá trị khoa học và ứng dụng của kết quả nghiên cứu, hiệu quả nghiên cứu, các kết quả vượt trội và chất lượng của báo cáo tóm tắt và báo cáo cuối cùng của đề tài nghiên cứu khoa học .
- Sau khi hoàn thành buổi nghiệm thu cấp cơ sở, chủ nhiệm đê tài nghiên cứu khoa học có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ kết quả nghiên cứu theo qui định tại Điều 20 của Quy chế này tới thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban Cải cách và Hiện đại hoá) để chuẩn bị nghiệm thu chính thức.
2. Chuẩn bị nghiệm thu chính thức
Thường trực Hội đồng khoa học tổ chức thẩm định kết quả nghiên cứu của đề tài, hoặc tổ chức lấy ý kiến đánh giá của các đơn vị liên quan trong và ngoài ngành. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học không đảm bảo chất lượng hoặc tiến độ so với đăng ký của đề tài, Hội đồng khoa học ngành thuế có biện pháp xử lý thích hợp.
3. Nghiệm thu chính thức.
Đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu chính thức tại Hội nghị nghiệm thu cấp ngành. Kết quả nghiệm thu chính thức được xác định trên cơ sở Phiếu đánh giá kết quả theo thể thức chấm điểm bỏ phiếu kín của từng thành viên Hội đồng nghiệm thu, theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này.
Đối với đề tài cấp ngành có phạm vi nghiên cứu lớn, có thể nghiệm thu từng phần đề tài theo hồ sơ đăng ký đã được phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế có 03 bước:
- Nghiệm thu cấp cơ sở;
- Chuẩn bị nghiệm thu chính thức;
- Nghiệm thu chính thức.
Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và quản lý tài chính trong công tác khoa học ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định 616/QĐ-TCT năm 2011, có quy định về tổ chức nghiệm thu chính thức kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành như sau:
Tổ chức nghiệm thu chính thức kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành
1. Hội đồng nghiệm thu cấp ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Thường trực Hội đồng khoa học cấp ngành. Hội đồng nghiệm thu có từ 5 - 7 thành viên, gồm Chủ tịch, Thư ký, 2 phản biện và 1 - 3 uỷ viên Hội đồng Thành viên Hội đồng là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài; các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín, khách quan có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực của đề tài. Chủ nhiệm đề tài và những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài không tham gia Hội đồng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế có từ 05 đến 07 thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?