Để phục vụ việc xây dựng Thông cáo báo chí Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp trong thời gian nào?
- Thông cáo báo chí là gì? Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật có phải là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không?
- Để phục vụ việc xây dựng thông cáo báo chí Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp trong thời gian nào?
- Có những loại văn bản quy phạm pháp luật nào?
Thông cáo báo chí là gì? Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật có phải là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không?
Thông cáo báo chí là một bản tin chính thức được gửi đến giới truyền thông, thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thông báo về các sự kiện, hoạt động mới, sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc các tin tức quan trọng khác.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 về Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
Như vậy, Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định.
Để phục vụ việc xây dựng thông cáo báo chí Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp trong thời gian nào?
Để phục vụ việc xây dựng thông cáo báo chí Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp trong thời gian nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BTP về cung cấp thông tin xây dựng Thông cáo báo chí như sau:
Cung cấp thông tin xây dựng Thông cáo báo chí
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mình chủ trì soạn thảo đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng cho Bộ Tư pháp chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo để phục vụ việc xây dựng Thông cáo báo chí (theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Nội dung thông tin nêu rõ: tên văn bản, ngày, tháng, năm ban hành; cơ quan ban hành; hiệu lực thi hành; sự cần thiết, mục đích ban hành; nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng Thông cáo báo chí.
Như vậy, để phục vụ việc xây dựng thông cáo báo chí, Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mình chủ trì soạn thảo đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng cho Bộ Tư pháp chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng Thông cáo báo chí.
Có những loại văn bản quy phạm pháp luật nào?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 và được bổ sung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì có những loại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau:
- Hiến pháp
- Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?