Để sản xuất các sản phẩm hoá chất gia dụng cần đáp ứng các điều kiện nào? Các sản phẩm hóa chất gia dụng thuộc sự quản lý của của cơ quan chuyên môn nào?
Nội dung kiểm nghiệm sản phẩm hóa chất gia dụng như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 91/2016/NĐ-CP quy định về nội dung và các trường hợp phải kiểm nghiệm như sau:
"Điều 9. Nội dung và các trường hợp phải kiểm nghiệm
1. Nội dung kiểm nghiệm: Xác định thành phần và hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn theo hồ sơ đăng ký lưu hành, nhập khẩu.
2. Các trường hợp phải kiểm nghiệm:
a) Chế phẩm trong quá trình sản xuất;
b) Chế phẩm trước khi đăng ký lưu hành mới;
c) Chế phẩm trong quá trình lưu hành tại Việt Nam theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa."
Điều kiện sản xuất các sản phẩm hoá chất gia dụng
Các sản phẩm hóa chất gia dụng thuộc sự quản lý của của cơ quan chuyên môn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định 132/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định Nghị định 74/2018/NĐ-CP) quy định về trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
"Điều 32. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:
a) Bộ Y tế:
- An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các thực phẩm này (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương); vắc xin, sinh phẩm y tế; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
..."
Theo đó, đối với hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế sẽ thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế. Các sản phẩm hoá chất gia dụng cũng nằm trong danh mục quản lý của Bộ Y tế.
Để được sản xuất các sản phẩm về hóa chất thì cần đáp ứng các điều kiện nào?
Theo Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định 91/2016/NĐ-CP quy định về các điều kiện sản xuất chế phẩm như sau:
"Điều 4. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất chế phẩm
1. Đáp ứng các yêu cầu về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại các Điều 5 và 6 Nghị định này.
2. Hoàn thành việc công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 5. Điều kiện về nhân sự
Có ít nhất 01 người chuyên trách về an toàn hóa chất đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có trình độ từ trung cấp về hóa học trở lên;
b) Là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở sản xuất;
Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
1. Đáp ứng các yêu cầu tại Mục 1 Chương II Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất (Sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
2. Có phòng kiểm nghiệm kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng hoạt chất của chế phẩm do cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất không có phòng kiểm nghiệm thì phải có hợp đồng thuê cơ sở kiểm nghiệm có đủ năng lực theo quy định tại Điều 10 Nghị định này."
Như vậy để được phép sản xuất các sản phẩm hóa chất gia dụng thì công ty bạn cần đáp ứng các điều kiện về cở sở sản xuất, trang thiết bị cho việc sản xuất và đặc biệt là nhân sự. Cần có một người phụ trách về an toàn hóa chất, đáp ứng các điều kiện về trình độ chuyên môn cho cơ sở sản xuất và phải làm việc toàn thời gian tại cơ sở để đảm bảo an toàn về hóa chất trong lúc tiến hành sản xuất các sản phẩm hóa chất gia dụng đó.
Điều kiện để các sản phẩm hóa chất gia dụng được phép lưu hành trên thị trường?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 91/2016/NĐ-CP quy định về Điều kiện lưu hành đối với chế phẩm như sau:
"Điều 17. Điều kiện lưu hành đối với chế phẩm
1. Có số đăng ký lưu hành.
2. Được dán nhãn hoặc có kèm theo nhãn phụ với đầy đủ các thông tin theo quy định tại Nghị định này.
3. Các chế phẩm được cấp số đăng ký lưu hành được sản xuất trước ngày số đăng ký lưu hành hết hiệu lực nhưng cơ sở đăng ký không tiếp tục đăng ký gia hạn thì số đăng ký lưu hành vẫn được phép lưu hành trên thị trường sau khi số đăng ký lưu hành cũ hết hạn cho đến khi hết hạn dùng ghi trên nhãn chế phẩm."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?