Để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT ở năm sau thì thí sinh chưa tốt nghiệp ở năm trước cần đạt những điều kiện nào?
- Trong phương án thi tốt nghiệp THPT hiện nay học sinh phải thi bao nhiêu môn học?
- Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì thí sinh chưa tốt nghiệp ở năm trước có được dự thi chung với thí sinh ở kỳ thi sau không?
- Để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT ở năm sau thì thí sinh chưa tốt nghiệp ở năm trước cần đạt những điều kiện nào?
Trong phương án thi tốt nghiệp THPT hiện nay học sinh phải thi bao nhiêu môn học?
Số lượng môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định tại Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Bài thi
Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Theo quy định trên thì hiện tại trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải thi 06 môn học bao gồm:
- 03 môn bắt buộc ( Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ);
- 01 bài thi tổ hợp KHTN (Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc 01 bài thi tổ hợp KHXH (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí).
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Trong đó, thời gian làm bài của học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Ngữ văn 120 phút;
- Toán 90 phút;
- Ngoại ngữ 60 phút;
- Mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH 50 phút.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì thí sinh chưa tốt nghiệp ở năm trước có được dự thi chung với thí sinh ở kỳ thi sau không?
Việc xếp phòng thi được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) như sau:
Lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi
...
2. Xếp phòng thi:
a) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh Giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m theo hàng ngang; riêng phòng thi cuối cùng của bài thi Ngoại ngữ ở mỗi Điểm thi có thể xếp các thí sinh dự thi các bài thi Ngoại ngữ khác nhau, khi thu bài thi của thí sinh phải xếp bài thi theo từng ngoại ngữ (ngôn ngữ) khác nhau; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;
d) Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;
đ) Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 14 Quy chế này.
Như vậy, đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước thì sẽ được bố trí dự thi chung với thí sinh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT ở năm sau.
Tuy nhiên, tại mỗi điểm thi phải đảm bảo số lượng thí sinh chưa tốt nghiệp THPT ở năm trước chỉ trong khoảng 40%. Trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT.
Để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT ở năm sau thì thí sinh chưa tốt nghiệp ở năm trước cần đạt những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT ở năm sau thì thí sinh chưa tốt nghiệp ở năm trước cần đạt những điều kiện nào?
Điều kiện tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) như sau:
(1) Phải có Bằng tốt nghiệp THCS;
(2) Được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định.
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
(3) Phải đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?