Để thăng hạng Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thì cần có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt từ bao nhiêu năm trở lên?
- Để thăng hạng Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thì cần có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt từ bao nhiêu năm trở lên?
- Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao có quyền sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra không?
Để thăng hạng Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thì cần có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt từ bao nhiêu năm trở lên?
Đăng kiểm viên đường sắt (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên đường sắt
...
2. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao
a) Có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt đủ 05 (năm) năm trở lên;
b) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao trước khi công nhận Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao;
d) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ về thẩm định hồ sơ thiết kế mới phương tiện đủ 02 (hai) năm trở lên.
Căn cứ trên quy định Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
- Có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt đủ 05 (năm) năm trở lên;
- Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định.
- Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao trước khi công nhận Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao;
- Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ về thẩm định hồ sơ thiết kế mới phương tiện đủ 02 (hai) năm trở lên.
Như vậy, để thăng hạng Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thì cần có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt từ đủ 05 năm trở lên.
Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thực hiện những nhiệm vụ nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thực hiện các nhiệm vụ của Đăng kiểm viên đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài ra còn thực hiện những nhiệm vụ bao gồm:
- Thẩm định hồ sơ thiết kế hoán cải các loại phương tiện giao thông đường sắt;
- Tham gia thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị;
- Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện, tổng thành, phương tiện giao thông đường sắt;
- Lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này;
- Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm;
- Hướng dẫn thực hành cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt;
- Tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung về chuyên môn nghiệp vụ dành cho Đăng kiểm viên đường sắt;
- Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu.
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật;
- Thẩm định hồ sơ thiết kế mới các loại phương tiện giao thông đường sắt;
- Chủ trì thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị và đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị;
- Phúc tra kết quả kiểm tra của Đăng kiểm viên đường sắt, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu;
- Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ và đánh giá năng lực Đăng kiểm viên đường sắt;
- Tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung về chuyên môn nghiệp vụ dành cho Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao;
- Tham gia phân tích, xác định nguyên nhân sự cố tai nạn giao thông đường sắt khi có yêu cầu.
Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao có quyền sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra không?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Quyền hạn của Đăng kiểm viên đường sắt
1. Yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, thiết bị cung cấp các hồ sơ kỹ thuật và bảo đảm các Điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm.
2. Bảo lưu và báo cáo lãnh đạo cấp trên các ý kiến khác với quyết định của lãnh đạo phụ trách trực tiếp về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
3. Ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
4. Từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận hoặc khi nhận thấy các Điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Căn cứ quy định trên thì Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao có quyền ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?