Để thành lập bộ máy giúp việc cho Ban quản lý khu công nghiệp thì phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Trưởng ban của Ban quản lý khu công nghiệp do cơ quan nào bổ nhiệm?
Căn cứ khoản 1 Điều 70 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền bổ nhiệm Trưởng ban của Ban quản lý khu công nghiệp như sau:
Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gồm Trưởng ban, không quá 03 Phó Trưởng ban; bộ máy giúp việc.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế.
....
Theo quy định thì Trưởng ban do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) bổ nhiệm.
Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động của khu công nghiệp.
Để thành lập bộ máy giúp việc cho Ban quản lý khu công nghiệp thì phải đáp ứng được những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Bộ máy giúp việc của Ban quản lý khu công nghiệp bao gồm những bộ phận nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 70 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp như sau:
Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
...
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại khu công nghiệp, khu kinh tế); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì bộ máy giúp việc của Ban quản lý khu công nghiệp bao gồm văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại khu công nghiệp.
Để thành lập bộ máy giúp việc cho Ban quản lý khu công nghiệp thì phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Cũng theo Điều 70 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì để thành lập bộ máy giúp việc thì Ban quản lý khu công nghiệp cần đảm bảo đáp ứng được những điều kiện sau:
(1) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp;
(2) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
Có tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại II và loại III;
(3) Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức;
(4) Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức;
(5) Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghiệp, Văn phòng đại diện tại khu công nghiệp thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Lưu ý:
- Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Ban quản lý khu công nghiệp được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?