Để thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện gì?
Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các hỗ trợ gì từ nhà nước?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về các hỗ trợ của nhà nước đối với cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
...
3. Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được hưởng các hỗ trợ sau đây:
a) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Từ quy định trên thì cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được nhà nước hỗ trợ các chính sách sau:
(1) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
(2) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tải về mẫu đơn đề nghị giảm tiền thuê đất mới nhất 2023: Tại Đây
Để thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện gì? (Hinh từ Internet)
Cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm hướng dẫn thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Căn cứ Điều 24 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về về trách nhiệm hướng dẫn thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Tổ chức việc thống kê và công bố thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
đ) Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi phân phối sản phẩm.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, cơ quan nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa là Bộ Khoa học và Công nghệ.
Để thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện gì?
Theo Điều 6 Thông tư 07/2020/TT-BKHCN thì cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng được một số điều kiện sau để thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa:
(1) Điều kiện về nhân lực:
- Người đứng đầu có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác liên quan đến một trong các lĩnh vực tư vấn: đầu tư, tài chính, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp;
- Đội ngũ chuyên gia tư vấn có lý lịch khoa học và hợp đồng chuyên gia với cơ sở ươm tạo theo quy định của pháp luật. Chuyên gia tư vấn có chuyên ngành đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp với lĩnh vực tham gia tư vấn;
- Đội ngũ nhân lực để vận hành các máy móc, trang thiết bị của cơ sở ươm tạo có hợp đồng lao động với cơ sở ươm tạo.
(2) Điều kiện về hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật:
-Trụ sở và mặt bằng được sử dụng hợp pháp bảo đảm thiết lập không gian làm việc cho các đối tượng được ươm tạo, bố trí phòng họp và các phòng chức năng;
- Bảo đảm điện tích đủ cung cấp cho các dự án ươm tạo;
- Phòng thí nghiệm hoặc khu sản xuất thử nghiệm bảo đảm máy móc, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ươm tạo;
- Phòng họp hoặc hội trường được trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp sử dụng tổ chức các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế, cũng như sử dụng làm phòng họp, làm việc nhóm;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hoặc có quyền sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ, chuyên gia tư vấn liên quan đến các hoạt động ươm tạo.
(3) Chứng minh tài chính:
Đối với cơ sở ươm tạo cần chứng minh nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của cơ sở ươm tạo và thực hiện phương án hỗ trợ cho các đối tượng tham gia ươm tạo.
(4) Các quy định pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:
Bảo đảm đáp ứng các quy định đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?