Để thành lập hợp tác xã thì phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên chính thức? Thành viên chính thức có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ không?
Để thành lập hợp tác xã thì phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên chính thức?
Căn cứ khoản 8 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Góp sức lao động là việc thành viên trực tiếp tham gia quản lý, lao động theo thỏa thuận tại tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Góp vốn là việc thành viên góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ khi thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc để bổ sung vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã được thành lập hoặc để tạo thành tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.
7. Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
8. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 03 hợp tác xã là thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực tham gia thị trường, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
9. Mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên là tỷ lệ giá trị sản phẩm, dịch vụ mà từng thành viên sử dụng trên tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng cho tất cả thành viên.
...
Theo đó, hợp tác xã phải do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
Để thành lập hợp tác xã thì phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên chính thức? (Hình từ Internet)
Thành viên chính thức có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã không?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định như sau:
Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức có nghĩa vụ sau đây:
a) Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;
b) Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với hợp tác xã;
c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp vào hợp tác xã;
d) Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
đ) Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;
e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
2. Thành viên liên kết góp vốn có nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, thành viên chính thức có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp của mình vào hợp tác xã.
Thành viên chính thức của hợp tác xã có những quyền gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2023 thì thành viên chính thức của hợp tác xã có các quyền sau đây:
(1) Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;
(2) Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;
(3) Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;
(4) Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;
(5) Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
(6) Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;
(7) Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;
(8) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
(9) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã;
Được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;
(9) Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;
(10) Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;
(11) Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;
(12) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
(13) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?