Để thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thì cần phải liên hệ với cơ quan nhà nước nào?
Người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung là người như thế nào?
Căn cứ khoản 16 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 định nghĩa về người đại diện như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
15. Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
16. Người đại diện là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn giáo của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện.
Như vậy, người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sinh hoạt tôn giáo tập trung của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện.
Để thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thì cần phải liên hệ với cơ quan nhà nước nào? (Hình từ Internet)
Người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo như sau:
Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
...
Theo đó, người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải đáp ứng được những điều kiện sau:
(1) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
(2) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(3) Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
(4) Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Để thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thì cần phải liên hệ với cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định về việc thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung như sau:
Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện cũ và người đại diện mới của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;
b) Sơ yếu lý lịch của người đại diện mới;
c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi người đại diện đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký;
d) Biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong trường hợp thay đổi người đại diện thì nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung cần liên hện với Ủy ban nhân dân cấp xã để nộp hồ sơ đăng ký.
Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại sẽ phải đảm bảo đủ các giấy tờ sau:
(1) Văn bản đăng ký nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện cũ và người đại diện mới của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;
(2) Sơ yếu lý lịch của người đại diện mới;
(3) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi người đại diện đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký;
(4) Biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?