Để thay đổi thành viên Hội đồng quản trị thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ cần phải có ý kiến chấp thuận từ cơ quan nào?
- Để thay đổi thành viên Hội đồng quản trị thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ cần phải có ý kiến chấp thuận từ cơ quan nào?
- Thành viên Hội đồng quản trị thay thế thành viên bị miễn nhiệm trong nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên thay thế được tính thế nào?
- Không bổ nhiệm những đối tượng nào làm thành viên Hội đồng quản trị thay thế thành viên bị miễn nhiệm?
Để thay đổi thành viên Hội đồng quản trị thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ cần phải có ý kiến chấp thuận từ cơ quan nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 28/2005/NĐ-CP quy định về những thay đổi phải được chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước như sau:
Những thay đổi phải được chấp thuận
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong những điểm sau đây:
a) Tên gọi của tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
b) Mức vốn điều lệ;
c) Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh;
d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
đ) Thay đổi liên quan đến vốn góp và người góp vốn;
e) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên Ban Kiểm soát.
2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hồ sơ và thủ tục thay đổi trong các trường hợp trên.
3. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi miễn nhiệm một thành viên Hội đồng quả trị và cần bổ nhiệm thay thế cá nhân khác thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ cần phải xin ý kiến chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước trước.
Để thay đổi thành viên Hội đồng quản trị thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ cần phải có ý kiến chấp thuận từ cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng quản trị thay thế thành viên bị miễn nhiệm trong nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên thay thế được tính thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2005/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 165/2007/NĐ-CP) quy định về Hội đồng quản trị của tổ chức tài chính quy mô nhỏ như sau:
Cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có Hội nghị thành viên (chủ sở hữu), Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc;
2. Hội đồng quản trị phải có ít nhất 03 (ba) thành viên; Ban kiểm soát phải có ít nhất 03 (ba) thành viên, trong số đó tối thiểu phải có một nửa số thành viên là chuyên trách;
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát là 05 (năm) năm; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát không quá 05 (năm) năm. Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại.
4. Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn về năng lực khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
5. Việc bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.
Thành viên Hội đồng quản trị thay thế cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn về năng lực khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Không bổ nhiệm những đối tượng nào làm thành viên Hội đồng quản trị thay thế thành viên bị miễn nhiệm?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 28/2005/NĐ-CP quy định về những đối tượng không được phép trở thành thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tài chính quy mô nhỏ như sau:
Những người không được là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế.
3. Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án.
4. Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đã bị phá sản, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật về phá sản.
5. Đã từng là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
6. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Như vậy, những đối tượng không được phép trở thành thành viên Hội đồng quản trị thay thế thành viên bị miễn nhiệm gồm đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đối tượng đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế;...và các đối tượng khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?