Để thực hiện được nghĩa vụ ghi trong Công ước Chống sa mạc hóa thì các bên tham gia cần lưu ý đến các điều kiện cụ thể của các nước trong vùng Châu Á như thế nào?
- Để thực hiện được nghĩa vụ ghi trong Công ước Chống sa mạc hóa thì các bên tham gia cần lưu ý đến các điều kiện cụ thể của các nước trong vùng Châu Á như thế nào?
- Khung cho các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa cho vùng Châu Á thực hiện được quy định như thế nào?
- Để xây dựng và thực hiện chương trình hành động quốc gia các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của vùng Châu á có thể làm gì?
Để thực hiện được nghĩa vụ ghi trong Công ước Chống sa mạc hóa thì các bên tham gia cần lưu ý đến các điều kiện cụ thể của các nước trong vùng Châu Á như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Phụ lục II Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các điêu kiện cụ thể của vùng Châu á
Để thực hiện được nghĩa vụ của các nước ghi trong Công ước, các Bên tham gia Công ước cần lưu ý đến các điều kiện cụ thể của các nước trong vùng Châu á như sau:
a) Có diện tích lớn bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá, hạn hán, thay đổi của khí hậu, địa hình,s ử dụng đất và hệ thống kinh tế và xã hội;
b) áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên do cuộc sống
c) Tồn tại hệ canh tác, ảnh hưởng trực tiếp đến đói nghèo,dẫn đến đất bị thoái hoá và áp lực lên nguồn nước khan hiếm;
d) ảnh hưởng của các điều kiện trên đối với kinh tế thế giới,vấn đề xã hội như nghèo,sức khoẻ kém,dinh dưỡng, thiếu lương thực, an ninh, di dân, và bùng nổ dân số;
e) khung thể chế và tổ chức,năng lực vẫn chưa đủ để đáp ứng ược các vấn đề về hạn hán và sa mạc hoá của các nước
f) Nhu cầu của các nước về hợp tác quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến chống sa mạc hoá và giảm bớt các ảnh hưởng của hạn hán;
Như vậy, để thực hiện được nghĩa vụ ghi trong Công ước Chống sa mạc hóa thì các bên tham gia cần lưu ý đến các điều kiện cụ thể của các nước trong vùng Châu Á như sau:
- Có diện tích lớn bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá, hạn hán, thay đổi của khí hậu, địa hình, sử dụng đất và hệ thống kinh tế và xã hội;
- Áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên do cuộc sống;
- Tồn tại hệ canh tác, ảnh hưởng trực tiếp đến đói nghèo, dẫn đến đất bị thoái hoá và áp lực lên nguồn nước khan hiếm;
- Ảnh hưởng của các điều kiện trên đối với kinh tế thế giới, vấn đề xã hội như nghèo, sức khoẻ kém, dinh dưỡng, thiếu lương thực, an ninh, di dân, và bùng nổ dân số;
- Khung thể chế và tổ chức, năng lực vẫn chưa đủ để đáp ứng được các vấn đề về hạn hán và sa mạc hoá của các nước;
- Nhu cầu của các nước về hợp tác quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến chống sa mạc hoá và giảm bớt các ảnh hưởng của hạn hán.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Khung cho các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa cho vùng Châu Á thực hiện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Phụ lục II Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Khung cho các chương trình hành động quốc gia
1.Các chương trình hành động quốc gia sẽ là một phần của các chính sách quốc gia vì sự phát triển bền vững của các Bên tham gia Công ước của vùng.
2. Các Bên tham gia Công ước sẽ xây dựng các chương trình hành động quốc gia theo điều 9 đến 11 của Công ước, lưu ý điều 10, khoản 2 (f). Nếu thấy cần thiết thì các tổ chức hợp tác song phương và đa phương có thể tham gia vào quá trình trên theo yêu cầu của các nước thành viên tham gia Công ước.
Theo đó, khung cho các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa cho vùng Châu Á thực hiện được quy định như sau:
- Các chương trình hành động quốc gia sẽ là một phần của các chính sách quốc gia vì sự phát triển bền vững của các Bên tham gia Công ước của vùng.
- Các Bên tham gia Công ước sẽ xây dựng các chương trình hành động quốc gia theo điều 9 đến 11 của Công ước, lưu ý điều 10, khoản 2 (f). Nếu thấy cần thiết thì các tổ chức hợp tác song phương và đa phương có thể tham gia vào quá trình trên theo yêu cầu của các nước thành viên tham gia Công ước.
Để xây dựng và thực hiện chương trình hành động quốc gia các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của vùng Châu á có thể làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Phụ lục II Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các chương trình hành động quốc gia
1. Để xây dựng và thực hiện chương trình hành động quốc gia, các bên tham gia Công ước của vùng Châu á, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và chính sách của nước mình mà có thể:
a) Cử ra các cơ quan thích hợp chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình hành động quốc gia của nước mình;
b) Thu hút người dân bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và hạn hán, bao gồm cả những người trong cộng đồng vào tham gia đánh giá, phối hợp và thực hiện các chương trình hành động thông qua quá trình học hỏi ở địa phương, cùng hợp tác với chính quyền địa phương và các tổ chức nhà nước và phi chính phủ;
c) Điều tra tình hình môi trường tại các vùng bị ảnh hưởng để đánh giá nguyên nhân và hậu quả của sa mạc hoá và xác định các vùng ưu tiên để khắc phục hậu quả
d) Đánh giá, có sự tham gia của người dân bị ảnh hưởng, các chương trình trong quá khứ và hiện tại về chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán, để xây dựng một chiến lược và đánh giá các hoạt động trong các chương trình hành động của nước mình.
e) Xây dựng các chương trình tài chính và kỹ thuật dựa trên cơ sở các thông tin về các hoạt động được nêu trong mục từ (a) tới (d);
f) xây dựng và sử dụng các qui định và các tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hiện các chương trình hành dộng của các nước trong vùng;
g) Đẩy mạnh việc quản lý tổng hợp các lưu vực tiêu nước, bảo vệ đất và tăng cường sử dụng có hiệu quả nguồn nước;
h) Tăng cường và/hoặc thiết lập hệ thống thông tin, đánh giá, theo dõi, các hệ thống cảnh báo sớm tại các vùng dễ bị sa mạc hoá và hạn hán, chú trọng đến các yếu tố thời tiết, khí tượng, thuỷ văn và các yếu tố khác có liên quan;
i) Xây dựng tinh thần đối tác, hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn tài chính và kỹ thuật để hỗ trợ cho chương trình.
...
Như vậy, để xây dựng và thực hiện chương trình hành động quốc gia các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của vùng Châu Á tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và chính sách của nước mình mà có thể thực hiện các nội dung được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?