Để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì hồ sơ, trình tự thủ tục thanh toán và tạm ứng kinh phí cần thực hiện những gì?
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sử dụng kinh phí thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định về sử dụng kinh phí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
Sử dụng kinh phí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
1. Đối với kinh phí được giao khoán
a) Căn cứ vào Thuyết minh nhiệm vụ được phê duyệt, chủ nhiệm nhiệm vụ xây dựng phương án triển khai các nội dung công việc được giao khoán (chủ nhiệm nhiệm vụ được quyền điều chỉnh mục chi, nội dung chi, định mức chi, kinh phí giữa các phần công việc được giao khoán trong trường hợp cần thiết, đảm bảo trong phạm vi tổng mức kinh phí được giao khoán, phù hợp với quy định chi tiêu của các nhiệm vụ tại Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức chủ trì), trình thủ trưởng tổ chức chủ trì phê duyệt trước khi triển khai và đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả kinh phí giao khoán để đạt được các yêu cầu về khoa học theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
b) Kinh phí tiền công lao động trực tiếp cho các cá nhân thực hiện nhiệm vụ thuộc tổ chức chủ trì được chuyển vào quỹ tiền lương, tiền công của tổ chức chủ trì và được chi theo phương án đã được thủ trưởng tổ chức chủ trì phê duyệt.
c) Kinh phí chi quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ là nguồn thu của tổ chức chủ trì nhiệm vụ để bổ sung kinh phí phục vụ quá trình quản lý và thực hiện các nhiệm vụ.
d) Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ tự quyết định việc mua sắm đối với nội dung mua sắm được giao khoán và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải đảm bảo chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Kinh phí được giao khoán phải được sử dụng đúng mục đích, có chứng từ theo thực chi, đảm bảo công khai, minh bạch trong nội bộ tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ.
2. Đối với kinh phí không được giao khoán
Tổ chức chủ trì thực hiện quản lý và chi tiêu các mục chi, nội dung chi, định mức chi nêu tại thuyết minh nhiệm vụ đã được cơ quan quản lý phê duyệt theo các quy định hiện hành của nhà nước.
3. Điều chỉnh kinh phí
a) Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ không được điều chỉnh tổng dự toán kinh phí đã được giao khoán để thực hiện nhiệm vụ; không được điều chỉnh mức chi quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
b) Việc điều chỉnh phần kinh phí không được giao khoán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ xem xét trên cơ sở đề xuất của tổ chức chủ trì. Trường hợp điều chỉnh tăng, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ xem xét quyết định trên cơ sở lấy ý kiến tư vấn của hội đồng khoa học hoặc chuyên gia độc lập và khả năng cân đối kinh phí từ dự toán ngân sách năm được giao.
Theo đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì phải tuân thủ các quy định về sử dụng đối với các kinh phí giao khoán và sử dụng đối với các kinh phí không được giao khoán, cụ thể theo quy định nêu trên.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Sử dụng kinh phí tiết kiệm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ là gì?
Về việc sử dụng kinh phí tiết kiệm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC như sau:
Sử dụng kinh phí tiết kiệm của nhiệm vụ
1. Đối với nhiệm vụ được ngân sách nhà nước hỗ trợ, tài trợ toàn bộ kinh phí thực hiện
a) Kinh phí tiết kiệm được từ kinh phí được giao khoán thực hiện như sau:
- Kinh phí tiết kiệm được từ kinh phí giao khoán được hạch toán là nguồn thu khác của tổ chức chủ trì.
- Căn cứ đề xuất của chủ nhiệm nhiệm vụ, thủ trưởng tổ chức chủ trì quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm theo Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức chủ trì.
b) Kinh phí tiết kiệm được từ kinh phí không được giao khoán thực hiện như sau:
- Trường hợp tổ chức chủ trì có Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Được trích nộp 50% vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của tổ chức chủ trì, 50% còn lại tổ chức chủ trì có trách nhiệm nộp vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ; trường hợp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ không có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì nộp ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
- Trường hợp tổ chức chủ trì không có Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Tổ chức chủ trì có trách nhiệm nộp toàn bộ vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ; trường hợp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ không có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì nộp ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
2. Đối với nhiệm vụ được ngân sách nhà nước hỗ trợ, tài trợ một phần kinh phí (phần kinh phí còn lại thực hiện nhiệm vụ do tổ chức chủ trì huy động từ nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động khác theo quy định)
a) Tổ chức chủ trì phải đảm bảo đạt tỷ lệ giữa kinh phí huy động từ nguồn ngoài ngân sách thực chi cho nhiệm vụ và vốn ngân sách thực chi cho nhiệm vụ theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ. Số kinh phí tiết kiệm (nếu có) từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (sau khi đảm bảo tỷ lệ) do tổ chức chủ trì quyết định phương án sử dụng theo quy chế quản lý tài chính của tổ chức chủ trì.
b) Số kinh phí tiết kiệm từ nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 Thông tư này.
Trình tự thủ tục thanh toán và tạm ứng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện những gì?
Theo điểm b, điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định về trình tự thủ tục thanh toán và tạm ứng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
Thanh toán và tạm ứng kinh phí thực hiện nhiệm vụ
...
2. Thanh toán các khoản tạm ứng và tạm ứng các lần tiếp theo từ tài khoản của đơn vị quản lý kinh phí chuyển sang tài khoản tiền gửi khác của tổ chức chủ trì
...
b) Trình tự, thủ tục cụ thể như sau:
- Tổ chức chủ trì có công văn báo cáo về kết quả giải ngân và các nội dung công việc đã triển khai của đợt tạm ứng trước đó (báo cáo bằng văn bản nêu rõ nội dung công việc triển khai, bảng kê khối lượng công việc đã thực hiện, bảng kê tổng hợp danh mục các khoản thực chi); đề xuất mức tạm ứng tiếp để gửi đơn vị quản lý kinh phí.
- Không chậm hơn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của tổ chức chủ trì, đơn vị quản lý kinh phí có ý kiến xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện để gửi Kho bạc Nhà nước; trong trường hợp cần thiết, đơn vị quản lý kinh phí quyết định tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá để xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện.
- Đơn vị quản lý kinh phí tập hợp hồ sơ tạm ứng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện tạm ứng các lần tiếp theo.
c) Hồ sơ thanh toán tạm ứng và đề xuất tạm ứng các đợt tiếp theo gửi Kho bạc Nhà nước bao gồm:
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị quản lý kinh phí;
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng)
- Bảng kê khối lượng công việc đã thực hiện theo hợp đồng đã ký kết (có chữ ký của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị quản lý kinh phí xác nhận).
d) Đối với thanh toán lần cuối, ngoài các nội dung quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 13 Thông tư này, cần bổ sung Biên bản họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ từ mức “Đạt” trở lên.
đ) Trong thời gian 04 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian thực hiện nhiệm vụ, tổ chức chủ trì có trách nhiệm thanh toán hết các khoản tạm ứng với đơn vị quản lý kinh phí để đơn vị quản lý kinh phí thực hiện thanh toán hết các khoản đã tạm ứng với Kho bạc Nhà nước. Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian thực hiện nhiệm vụ nếu đơn vị quản lý kinh phí chưa thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước thì cơ quan tài chính đồng cấp thực hiện thu hồi bằng cách giảm trừ vào dự toán năm sau của đơn vị quản lý kinh phí.
...
Như vậy, về trình tự hồ sơ thanh toán và tạm ứng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tiến hành thực hiện theo đúng quy định như đã nêu phía trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?