Để thực hiện thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài thì có dùng thẻ căn cước công dân hay không?
- Để thực hiện thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài thì có dùng thẻ căn cước công dân hay không?
- Hồ sơ cập nhật thông tin đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký công dân bao gồm những gì?
- Cơ quan đại diện thực hiện lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân đối với Sổ đăng ký công dân trong thời hạn bao lâu?
Để thực hiện thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài thì có dùng thẻ căn cước công dân hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2011/TT-BNG như sau:
Đối tượng đăng ký công dân
Đối tượng đăng ký công dân bao gồm:
1. Người có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;
2. Người không có một trong những loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này nhưng có một trong những loại giấy tờ chứng minh họ có quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, người muốn đăng ký công dân có thể sử dụng hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dung, hay một trong những giấy tờ chứng minh mình có quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Theo quy định trên, thẻ căn cước công dân thể hiện nội dung về quốc tịch Việt Nam của người được cấp thẻ.
Như vậy, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể dùng thẻ căn cước công dân để đăng ký công dân vì thẻ căn cước công dân chứng minh người đó có quốc tịch Việt Nam.
Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có dùng thẻ căn cước công dân để đăng ký công dân được không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cập nhật thông tin đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký công dân bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2011/TT-BNG như sau:
Cập nhật thông tin đăng ký công dân
1. Người đã đăng ký công dân có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đại diện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có sự thay đổi các chi tiết nhân thân đã khai trong Phiếu đăng ký công dân để Cơ quan đại diện cập nhật vào Sổ đăng ký công dân.
2. Người đề nghị cập nhật thông tin đăng ký công dân nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- 01 Phiếu đăng ký công dân đã được khai đầy đủ, có thể dưới hình thức khai trực tuyến trên trang tin điện tử của Cơ quan đại diện;
- 01 phong bì có dán sẵn tem và địa chỉ người nhận trong trường hợp đương sự muốn nhận kết quả qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ đề nghị cập nhật thông tin đăng ký công dân được nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện hoặc gửi qua đường bưu điện.
4. Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký công dân muốn cập nhật thông tin thay đổi phải chuẩn bị hồ sơ gồm:
- 01 Phiếu đăng ký công dân đã được khai đầy đủ, có thể dưới hình thức khai trực tuyến trên trang tin điện tử của Cơ quan đại diện;
- 01 phong bì có dán sẵn tem và địa chỉ người nhận trong trường hợp đương sự muốn nhận kết quả qua đường bưu điện.
Cơ quan đại diện thực hiện lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân đối với Sổ đăng ký công dân trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2011/TT-BNG như sau:
Lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân
1. Hồ sơ đăng ký công dân bao gồm Phiếu đăng ký công dân (kể cả các lần cập nhật thông tin đăng ký công dân), bản chụp giấy tờ, tài liệu mà người đề nghị đăng ký công dân đã nộp cho Cơ quan đại diện, giấy tờ xác minh và các giấy tờ, tài liệu liên quan khác.
2. Hồ sơ đăng ký công dân được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong Sổ đăng ký công dân. Sổ đăng ký công dân được lập dưới hình thức Sổ in và lưu trữ bằng phần mềm quản lý trên máy tính.
3. Cơ quan đại diện có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo quản hồ sơ đăng ký công dân và lưu trữ theo thời hạn sau:
- 05 năm đối với hồ sơ đăng ký công dân;
- Lưu trữ vĩnh viễn đối với Sổ đăng ký công dân.
Như vậy, cơ quan đại diện có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo quản và lưu trữ vĩnh viễn hồ sơ đăng ký công dân đối với Sổ đăng ký công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?