Để tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đáp ứng những điều kiện gì?

Cho tôi hỏi để tiến hành một phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đáp ứng những điều kiện gì? Phiên họp được diễn ra theo trình tự nào? Kết luận của Hội đồng được đưa ra theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Để tiến hành một phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đáp ứng những điều kiện gì?

Để tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đáp ứng những điều kiện gì?

Để tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Theo Điều 17 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về điều kiện tiến hành các phiên họp chính thức của Hội đồng như sau:

Điều kiện tiến hành các phiên họp chính thức của Hội đồng
Các phiên họp chính thức của Hội đồng chỉ tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) của ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập. Trong đó, bắt buộc có mặt: Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và ít nhất một (01) Ủy viên phản biện.
2. Có mặt Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ hoặc người được tổ chức, cá nhân ủy nhiệm bằng văn bản.
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký đã nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau:

- Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) của ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập.

Trong đó, bắt buộc có mặt: Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và ít nhất một Ủy viên phản biện.

- Có mặt Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ hoặc người được tổ chức, cá nhân ủy nhiệm bằng văn bản.

- Tổ chức, cá nhân đăng ký đã nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường diễn ra theo trình tự nào?

Theo Điều 18 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về nội dung và trình tự các phiên họp chính thức của Hội đồng như sau:

Nội dung và trình tự các phiên họp chính thức của Hội đồng
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt chủ trì phiên họp theo thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này và điều khiển phiên họp theo trình tự sau:
1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ đăng ký, cung cấp bản tổng hợp ý kiến của Tổ chuyên gia và thông tin về hoạt động của Cơ quan thường trực thẩm định diễn ra trước phiên họp Hội đồng.
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký trình bày tóm tắt nội dung Báo cáo đánh giá rủi ro.
3. Các Ủy viên phản biện và các thành viên khác của Hội đồng trình bày bản nhận xét.
4. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng vắng mặt.
5. Ý kiến phản hồi của đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký (nếu có).
6. Ý kiến của các đại biểu (nếu có).
7. Hội đồng tiếp tục họp (không có đại biểu tham gia) tập trung vào các nội dung sau:
a) Hội đồng trao đổi, thảo luận về hồ sơ đăng ký theo các tiêu chí nhận xét, đánh giá về an toàn sinh học của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học;
b) Các Ủy viên Hội đồng điền và nộp phiếu đánh giá theo quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;
c) Ủy viên thư ký kiểm phiếu đánh giá, tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu;
d) Hội đồng thảo luận và thống nhất dự thảo kết luận.
8. Chủ trì phiên họp thông qua kết luận của Hội đồng và tuyên bố kết thúc phiên họp.

Theo đó, phiên họp chính thức của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường diễn ra theo trình tự như sau:

- Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ đăng ký, cung cấp bản tổng hợp ý kiến của Tổ chuyên gia và thông tin về hoạt động của Cơ quan thường trực thẩm định diễn ra trước phiên họp Hội đồng.

- Tổ chức, cá nhân đăng ký trình bày tóm tắt nội dung Báo cáo đánh giá rủi ro.

- Các Ủy viên phản biện và các thành viên khác của Hội đồng trình bày bản nhận xét.

- Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng vắng mặt.

- Ý kiến phản hồi của đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký (nếu có).

- Ý kiến của các đại biểu (nếu có).

- Hội đồng tiếp tục họp (không có đại biểu tham gia) tập trung vào các nội dung sau:

+ Hội đồng trao đổi, thảo luận về hồ sơ đăng ký theo các tiêu chí nhận xét, đánh giá về an toàn sinh học của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học;

+ Các Ủy viên Hội đồng điền và nộp phiếu đánh giá theo quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;

+ Ủy viên thư ký kiểm phiếu đánh giá, tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu;

+ Hội đồng thảo luận và thống nhất dự thảo kết luận.

- Chủ trì phiên họp thông qua kết luận của Hội đồng và tuyên bố kết thúc phiên họp.

Kết luận của Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được đưa ra theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 19 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc đưa ra kết luận của Hội đồng như sau:

Nguyên tắc đưa ra kết luận của Hội đồng
Kết luận của Hội đồng được chính thức thông qua khi có ít nhất ba phần tư (3/4) thành viên Hội đồng tham dự phiên họp đồng ý thể hiện trên phiếu đánh giá.

Theo đó, kết luận của Hội đồng được chính thức thông qua khi có ít nhất ba phần tư thành viên Hội đồng an toàn sinh học tham dự phiên họp đồng ý thể hiện trên phiếu đánh giá.

Hội đồng an toàn sinh học
An toàn sinh học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức hỗ trợ chi phí mua vật tư để thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học là bao nhiêu? Nhà nước thực hiện hỗ trợ hằng năm đúng không?
Pháp luật
Chăn nuôi an toàn sinh học là gì? Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 4 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 4 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 2 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 3 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 3 không?
Pháp luật
Thế nào là vi sinh vật nhóm 1? Cơ sở xét nghiệm nào được xét nghiệm các loại vi sinh vật nhóm 1?
Pháp luật
Cơ sở xét nghiệm không bố trí đủ số lượng nhân viên xét nghiệm sau khi đã công bố cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1 bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc nào? Chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng an toàn sinh học
801 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng an toàn sinh học An toàn sinh học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng an toàn sinh học Xem toàn bộ văn bản về An toàn sinh học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào