Để tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cần đáp ứng điều kiện gì? Ai có quyền quyết định việc tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật?
Để tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định điều kiện để tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cụ thể như sau:
Điều kiện để tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
1. Điều kiện để tiếp tục xuất khẩu vật thể:
a) Vật thể đã được áp dụng đầy đủ các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;
b) Vật thể đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện hiệu quả các biện pháp khắc phục được các nguy cơ quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
2. Điều kiện để tiếp tục nhập khẩu vật thể
a) Vật thể đã được cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu báo cáo xác định nguyên nhân bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật và đã áp dụng các biện pháp xử lý triệt để;
b) Vật thể đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận hiệu quả thực hiện các biện pháp khắc phục được các nguy cơ quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Theo đó, để tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cần đáp ứng điều kiện sau đây:
- Vật thể đã được áp dụng đầy đủ các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;
- Vật thể đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện hiệu quả các biện pháp khắc phục được các nguy cơ quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
Để tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ internet)
Quyết định tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có hiệu lực khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như sau:
Trình tự, thủ tục tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 9 của Nghị định này, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện hiệu quả các biện pháp khắc phục và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ báo cáo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét để quyết định tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.
3. Quyết định tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể có hiệu lực kể từ ngày ký và trong thời hạn 24 giờ phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu.
Như vậy, quyết định tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có hiệu lực kể từ ngày ký và trong thời hạn 24 giờ phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu.
Ai có quyền quyết định việc tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định thẩm quyền tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu thực vật hoặc tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như sau:
Thẩm quyền tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu thực vật hoặc tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ báo cáo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét để quyết định tiếp tục xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?