Để tổ chức thực hiện chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì có những việc gì cần làm?
- Để tổ chức thực hiện chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì có những việc gì cần làm?
- Theo quan điểm chỉ đạo thực hiện xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở thì việc phát huy dân chủ phải gắn liền với các vấn đề gì?
- Về phương châm, phương pháp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần chú ý điều gì?
Để tổ chức thực hiện chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì có những việc gì cần làm?
Căn cứ theo Mục 5 Chỉ thị 30-CT/TW năm 1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính trị ban hành có quy định để tổ chức thực hiện chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì cần làm những việc sau:
- Ban Cán sự đảng Chính phủ cùng Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các ban, ngành liên quan tập trung nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy chế dân chủ cho ba loại cơ sở là xã (thị trấn, phường), doanh nghiệp nhà nước và cơ quan hành chính sự nghiệp. Các loại hình cơ sở khác căn cứ vào quy chế của ba loại cơ sở trên để vận dụng thích hợp.
- Trước mắt có thể ban hành các quy chế nói trên dưới hình thức nghị định của Chính phủ, qua một thời gian thực hiện sẽ rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh các quy chế và xem xét việc nâng lên thành pháp lệnh hoặc luật.
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ tổ chức quán triệt Chỉ thị này và các thiết chế dân chủ cơ sở do Nhà nước ban hành cho các đảng bộ cơ sở, có kế hoạch triển khai thực hiện và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở địa phương.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố có thể có thêm những quy định chi tiết sát với đặc điểm tình hình của các loại cơ sở trong địa phương và phù hợp với những quy định trong quy chế dân chủ cơ sở do Nhà nước ban hành.
- Các bộ, các chính quyền tỉnh, thành phố cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung những quy định hiện hành cho phù hợp với quy chế dân chủ cơ sở như về: các thủ tục hành chính, quy chế làm việc của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân xã, quy chế về trưởng thôn, quy chế tiếp dân, giải quyết đơn thư của dân, hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, v.v..
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân theo tinh thần Chỉ thị này.
- Phải kiện toàn đảng bộ và chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh để tự giác và nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Mặt khác, qua việc thực hiện dân chủ ở cơ sở mà sàng lọc, chỉnh đốn tổ chức đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong hội viên, đoàn viên và nhân dân Chỉ thị này và các quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm cho mọi người hiểu và sử dụng đúng các quyền của mình đã quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời chấp hành đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Mặt trận và các đoàn thể phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Các ban của Trung ương Đảng có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện trên những lĩnh vực và ở những ngành được phân công theo dõi.
- Các đồng chí Uỷ viên Trung ương, các Ban Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các ban cán sự đảng, đảng đoàn trực tiếp chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này trong phạm vi mình phụ trách và định kỳ báo cáo kết quả với Bộ Chính trị.
Để tổ chức thực hiện chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì có những việc gì cần làm? (Hình từ Internet)
Theo quan điểm chỉ đạo thực hiện xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở thì việc phát huy dân chủ phải gắn liền với các vấn đề gì?
Tại Mục 2 Chỉ thị 30-CT/TW năm 1998 quy định về những quan điểm chỉ đạo cần quán triệt khi xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở có nêu như sau:
Việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:
- Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác.
- Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.
- Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.
- Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, rõ tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự; quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.
- Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp.
Theo đó việc phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.
Về phương châm, phương pháp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần chú ý điều gì?
Tại Mục 4 Chỉ thị 30-CT/TW năm 1998 có quy định về phương châm, phương pháp thực hiện, cần chú ý:
Tổ chức đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức đảng phải làm cho đảng viên thông suốt nhận thức, tư tưởng; đảng viên, nhất là các đảng viên có chức vụ trong chính quyền phải gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong đảng bộ và trong nhân dân.
- Phải làm từng bước vững chắc, không làm lướt, ồ ạt. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ rồi mới triển khai mở rộng.
+ Qua tự phê bình trong nội bộ và qua phê bình nhận xét của nhân dân, biểu dương những cán bộ, đảng viên tốt, gương mẫu và xử trí những cán bộ, đảng viên có sai phạm. Việc xử trí cán bộ, đảng viên sai phạm phải nghiêm minh, có lý có tình, lấy giáo dục làm chính. Những người đã sai phạm nếu thành khẩn kiểm điểm và tích cực sửa chữa thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật; nếu ngoan cố hoặc tái phạm thì phải xử trí nghiêm khắc hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?