Để trở thành hội viên Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thì cần phải có ít nhất bao nhiêu hội viên giới thiệu?
Việc thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là nhằm mục đích gì?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2023 thì việc thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là nhằm mục đích:
(1) Huy động năng lực của cá nhân và tập thể doanh nghiệp vì lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân, cộng đồng và của đất nước Việt Nam.
(2) Tạo môi trường để hợp tác và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các hiệp hội trong và ngoài nước, nhờ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(3) Liên kết, phối hợp và hỗ trợ các hội viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi góp phần vào sự ổn định, phát triển và thành đạt của các hội viên trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ tại Việt Nam và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Để trở thành hội viên Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thì cần phải có ít nhất bao nhiêu hội viên giới thiệu? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2023 thì Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tập hợp, thu hút và phát huy sức mạnh của mạng lưới doanh nhân, doanh nghiệp người Việt Nam trên khắp thế giới nhằm tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết với nhau, tìm kiếm các cơ hội đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong chiến lược hội nhập và phát triển góp phần đưa nền kinh tế đất nước thâm nhập thị trường mở toàn cầu.
(2) Thông tin cho các hội viên về chủ trương và chính sách của các cơ quan trong nước đối với việc phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài trong hợp tác kinh doanh, thương mại, dịch vụ và đầu tư tại Việt Nam.
(3) Cung cấp thông tin hữu ích về các dự án đầu tư tiềm năng, thông tin kinh tế - thị trường, dự báo biến động của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế, cập nhật các chủ trương, chính sách của cơ quan nhà nước về các vấn đề có liên quan, giúp hội viên nắm bắt được các cơ hội đầu tư và tình hình trong nước. Tư vấn cho hội viên về luật pháp, thủ tục hành chính, các chính sách của Nhà nước, đồng thời đại diện cho hội viên gửi đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan nhà nước có liên quan, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nhân đầu tư về Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(4) Tổ chức các sự kiện (hội nghị, hội thảo, diễn đàn...) tạo cơ hội để các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm bạn hàng và hợp tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, thành tựu khoa học, công nghệ mới và động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
(5) Cung cấp đầy đủ các thông tin về hội viên, trao đổi thông tin với các hiệp hội doanh nhân quốc tế, quảng bá và đề cao vị thế của hội viên cũng như doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới theo quy định của pháp luật.
(6) Quan hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giải quyết các công việc của Hiệp hội và của các hội viên theo quy định.
(7) Tập hợp các kiến nghị và đề xuất những biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh với các cơ quan chức năng trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
(8) Làm cầu nối để các hội viên có thể nắm bắt được các cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại các nước và tại Việt Nam.
(9) Tổ chức đào tạo cho hội viên bằng các hình thức phù hợp để giúp các doanh nhân thành viên cập nhật và nâng cao kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh.
(10) Được thành lập các tổ chức trực thuộc Hiệp hội khi cần thiết, theo quy định của pháp luật.
(13) Xuất bản tập san, các tài liệu, lập website theo quy định của pháp luật nhằm tuyên truyền, định hướng phát triển và là diễn đàn để hội viên trao đổi những vấn đề của doanh nghiệp thuộc Hiệp hội.
Để trở thành hội viên Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thì cần phải có ít nhất bao nhiêu hội viên giới thiệu?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2023 quy định về điều kiện trở thành hội viên Hiệp hội như sau:
Điều kiện trở thành hội viên
1. Doanh nghiệp, hội doanh nghiệp, doanh nhân là công dân Việt Nam hoặc có gốc Việt Nam ở nước ngoài có uy tín tại địa bàn hoạt động, với sự giới thiệu và đỡ đầu ít nhất của 1 hay 2 hội viên, hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, tự nguyện đăng ký tham gia Hiệp hội, tuân thủ điều lệ của Hiệp hội có thể được xem xét để trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.
2. Người muốn gia nhập Hiệp hội làm đơn xin gia nhập (theo mẫu quy định của Hiệp hội).
3. Hồ sơ xin gia nhập Hiệp hội được nộp cho Ban Thường trực Hiệp hội hoặc chi hội trực thuộc Hiệp hội tại các nước hoặc khu vực (gọi tắt là chi hội) được Ban Chấp hành Hiệp hội ủy quyền.
4. Việc kết nạp một doanh nhân, doanh nghiệp, hội doanh nghiệp làm hội viên Hiệp hội hoặc thay đổi hình thức hội viên trong Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định theo các quy định của Điều lệ Hiệp hội hoặc được Ban Chấp hành Hiệp hội ủy quyền cho các chi hội theo quy định của Điều lệ Hiệp hội.
Như vậy, để có thể trở thành hội viên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thì cá nhân cần là công dân Việt Nam hoặc có gốc Việt Nam ở nước ngoài có uy tín tại địa bàn hoạt động, với sự giới thiệu và đỡ đầu ít nhất của 1 hay 2 hội viên.
Tuy nhiên nếu không đáp ứng điều kiện này nhưng có sự giới thiệu và đỡ đầu của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại và cá nhân tự nguyện đăng ký tham gia Hiệp hội, tuân thủ điều lệ của Hiệp hội thì vẫn có thể được xem xét để trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?