Để trở thành thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu được quy định ra sao?
Để trở thành thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 5 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu như sau:
Tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng
1. Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định tài liệu.
2. Có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu về nội dung giáo dục của địa phương, có chuyên môn phù hợp với tài liệu được thẩm định; thành viên Hội đồng là giáo viên phải có thời gian giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông ít nhất là 3 (ba) năm.
3. Người tham gia biên soạn tài liệu được thẩm định không được tham gia Hội đồng.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc để trở thành thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định tài liệu.
- Có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu về nội dung giáo dục của địa phương, có chuyên môn phù hợp với tài liệu được thẩm định; thành viên Hội đồng là giáo viên phải có thời gian giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông ít nhất là 3 (ba) năm.
- Người tham gia biên soạn tài liệu được thẩm định không được tham gia Hội đồng.
Thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động của Hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng.
b) Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các ủy viên Hội đồng.
c) Giải quyết theo thẩm quyền và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thẩm định tài liệu.
d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công.
b) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng.
b) Lập biên bản tổng hợp đầy đủ ý kiến của các thành viên Hội đồng.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
a) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng; nghiên cứu, đánh giá tài liệu theo tiêu chí thẩm định.
b) Có ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét, đánh giá thẩm định tài liệu.
c) Trường hợp không thể tham gia họp Hội đồng phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá tài liệu bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng trước thời điểm tổ chức cuộc họp; ý kiến bằng văn bản về việc thẩm định tài liệu cùa Ủy viên Hội đồng vắng mặt được tính vào kết quả thẩm định của Hội đồng lần thứ nhất.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu được quy định như trên.
Đơn vị tổ chức thẩm định sẽ gửi tài liệu cho các thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu chậm nhất bao nhiêu ngày?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định quy trình tổ chức thẩm định tài liệu như sau:
Quy trình tổ chức thẩm định tài liệu
1. Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, tài liệu được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng; thành viên Hội đồng đọc, nghiên cứu và viết phiếu nhận xét, đánh giá tài liệu theo từng tiêu chí quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
2. Thành viên hội đồng đánh giá và xếp loại tài liệu
a) Đánh giá tài liệu theo từng tiêu chí được quy định tại Điều 3 Thông tư này và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt".
b) Đánh giá chung và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt":
- Tài liệu dược xếp loại "Đạt" nếu tất cả các tiêu chí được quy định tại Điều 3 Thông tư này được xếp loại "Đạt";
- Tài liệu được xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu tất cả các tiêu chí quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư này được xếp loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa", trong đó bắt buộc tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này phải được xếp loại "Đạt";
- Tài liệu được xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
...
Theo đó, chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, tài liệu được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định tài liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?