Để vận hành hệ thống điện phân phối thì đơn vị phân phối điện có phải xây dựng quy trình phối hợp vận hành hay không?
- Để vận hành hệ thống điện phân phối thì đơn vị phân phối điện có phải xây dựng quy trình phối hợp vận hành hay không?
- Trong việc vận hành hệ thống điện đơn vị phân phối điện có thể chỉ định người kiểm tra thiết bị đầu nối không?
- Khi vận hành hệ thống điện phân phối xảy ra sự cố nghiêm trọng thì cần thông báo những nội dung nào?
Để vận hành hệ thống điện phân phối thì đơn vị phân phối điện có phải xây dựng quy trình phối hợp vận hành hay không?
Căn cứ Điều 90 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về trách nhiệm chung trong phối hợp vận hành như sau:
Trách nhiệm chung trong phối hợp vận hành
1. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải thống nhất về trách nhiệm, phạm vi điều khiển vận hành đối với thiết bị trên lưới điện phân phối liên quan giữa hai bên; cử người có trách nhiệm trong việc phối hợp vận hành an toàn lưới điện và thiết bị.
2. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải phối hợp, thiết lập và duy trì thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết khi tiến hành công tác hoặc thử nghiệm trong phạm vi quản lý của mình.
3. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải xây dựng quy trình phối hợp vận hành để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong công tác vận hành, thí nghiệm, bao gồm các nội dung sau:
a) Nguyên tắc và các thủ tục phối hợp vận hành;
b) Trách nhiệm và quyền hạn trong việc điều khiển, vận hành và thí nghiệm trên lưới điện phân phối trong phạm vi quản lý.
4. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thống nhất về việc phối hợp vận hành và lưu trữ, quản lý, cập nhật, trao đổi các tài liệu liên quan.
Như vậy, ngoài việc trao đổi thông tin vận hành thì đơn vi phân phối điện còn phải cùng khách hàng xây dựng quy trình phối hợp vận hành hệ thống điện phân phối để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong công tác vận hành, thí nghiệm, bao gồm các nội dung sau:
- Nguyên tắc và các thủ tục phối hợp vận hành;
- Trách nhiệm và quyền hạn trong việc điều khiển, vận hành và thí nghiệm trên lưới điện phân phối trong phạm vi quản lý.
Ngoài việc xây dựng quy trình vận hành hệ thống điện phân phối thì đơn vị phân phối còn phải thực hiện một số trách nhiệm sau:
- Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải thống nhất về trách nhiệm, phạm vi điều khiển vận hành đối với thiết bị trên lưới điện phân phối liên quan giữa hai bên; cử người có trách nhiệm trong việc phối hợp vận hành an toàn lưới điện và thiết bị.
- Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải phối hợp, thiết lập và duy trì thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết khi tiến hành công tác hoặc thử nghiệm trong phạm vi quản lý của mình.
- Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thống nhất về việc phối hợp vận hành và lưu trữ, quản lý, cập nhật, trao đổi các tài liệu liên quan.
Để vận hành hệ thống điện phân phối thì đơn vị phân phối điện có phải xây dựng quy trình phối hợp vận hành hay không? (Hình từ Internet)
Trong việc vận hành hệ thống điện đơn vị phân phối điện có thể chỉ định người kiểm tra thiết bị đầu nối không?
Căn cứ Điều 91 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về phối hợp vận hành hệ thống điện phân phối như sau:
Phối hợp thực hiện vận hành
1. Khi thực hiện công tác, thao tác trên lưới điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải tuân thủ quy định phối hợp vận hành an toàn và các quy định điều độ, vận hành an toàn khác có liên quan.
2. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm phối hợp lắp đặt các biển báo, thiết bị cảnh báo và hướng dẫn an toàn, cung cấp các phương tiện phục vụ công tác phù hợp tại vị trí công tác để đảm bảo công tác an toàn.
3. Việc kiểm tra, giám sát và điều khiển thiết bị đấu nối tại ranh giới phân định tài sản phải do người được Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối chỉ định thực hiện.
Như vậy, đơn vị phân phối có thể chỉ định người thực hiện kiểm tra, giám sát và điều khiển thiết bị đấu nối tại ranh giới phân định tài sản. Tuy nhiên, người được chỉ định này cũng phải được phía khách hàng chỉ định thực hiện công việc.
Khi vận hành hệ thống điện phân phối xảy ra sự cố nghiêm trọng thì cần thông báo những nội dung nào?
Căn cứ Điều 89 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định về thông báo về sự cố nghiêm trọng như sau:
Thông báo về sự cố nghiêm trọng
1. Sự cố nghiêm trọng là các sự cố dẫn đến đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110 kV bị tách ra khỏi vận hành gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
2. Đơn vị phân phối điện, Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thông báo thông tin sự cố trên lưới điện của mình khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên lưới điện theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
3. Thông báo về sự cố nghiêm trọng bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày giờ xảy ra sự cố;
b) Khoảng thời gian tồn tại sự cố;
c) Địa điểm xảy ra sự cố và khu vực bị ảnh hưởng;
d) Thiết bị bị sự cố;
đ) Mô tả ngắn gọn sự cố;
e) Nguyên nhân gây ra sự cố (nếu có);
g) Thời gian dự kiến khắc phục sự cố;
h) Các biện pháp sa thải phụ tải đã được thực hiện (nếu có).
4. Đơn vị phân phối điện hoặc Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm bổ sung, làm rõ các nội dung trong thông báo sự cố nghiêm trọng khi có yêu cầu.
Theo quy định trên, trong trường hợp xảy ra sự cố nghiệm trọng khi vận hành hệ thống điện phân phối thì đơn vị phân phối điện và cả khách hàng cần thông báo những nội dung sau về sự cố ở hệ thống của mình:
- Ngày giờ xảy ra sự cố;
- Khoảng thời gian tồn tại sự cố;
- Địa điểm xảy ra sự cố và khu vực bị ảnh hưởng;
- Thiết bị bị sự cố;
- Mô tả ngắn gọn sự cố;
- Nguyên nhân gây ra sự cố (nếu có);
- Thời gian dự kiến khắc phục sự cố;
- Các biện pháp sa thải phụ tải đã được thực hiện (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?