Để xác định vi phạm đăng ký và quản lý hộ tịch xảy ra vào năm 2007 có thể dùng Bộ luật Hình sự 1999 để viện dẫn cơ sở pháp lý hay không?
Các hành vi nghiêm cấm về hộ tịch
Căn cứ Điều 12 Luật Hộ tịch 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;
+ Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
+ Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;
+ Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
+ Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
+ Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
+ Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
- Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều này đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ.
- Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
Như vậy, căn cứ vào điểm a, điểm đ khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch 2014 thì hành vi của chú bạn và cán bộ tư pháp hộ tịch đã vi phạm pháp luật về hộ tịch. Do đó hai người này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Để xác định vi phạm đăng ký và quản lý hộ tịch xảy ra vào năm 2007 có thể dùng Bộ luật Hình sự 1999 để viện dẫn cơ sở pháp lý hay không?
Để xác định vi phạm xảy ra vào năm 2007 có thể dùng Bộ luật Hình sự 1999 để viện dẫn cơ sở pháp lý hay không?
Căn cứ Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian như sau:
- Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
- Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
- Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 thì bạn có quyền viện dẫn căn cứ pháp lý tại Bộ luật Hình sự 1999 để xác định vi phạm đăng ký và quản lý hộ tịch của chú bạn và cán bộ tư pháp hộ tịch.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 266 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
- Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, trong trường hợp chú bạn và cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cơ quan có thẩm quyền xác minh được hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Nếu vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 266 Bộ luật Hình sự 1999 thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?