Đề xuất để lại công trình dầu khí bao gồm những nội dung gì? Xem xét việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí trong những trường hợp nào?

Cho tôi hỏi đề xuất để lại công trình dầu khí bao gồm những nội dung gì? Xem xét việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí trong những trường hợp nào? Việc chấp thuận để lại công trình dầu khí được thực hiện theo trình tự như thế nào? Câu hỏi của anh T.M (Long An).

Tổ chức, cá nhân được xem xét việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí trong những trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 49/2017/QĐ-TTg quy định như sau:

Để lại công trình dầu khí
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện trích lập đầy đủ nghĩa vụ bảo đảm tài chính theo kế hoạch thu dọn đã được phê duyệt thì việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí được xem xét một trong các trường hợp sau:
a) Không khả thi về mặt kỹ thuật để thực hiện thu dọn công trình dầu khí;
b) Các giải pháp thu dọn công trình dầu khí được đưa ra nhưng vẫn không thể thu hồi công trình một cách an toàn;
c) Thu dọn công trình dầu khí có thể gây nguy hại đến tính mạng con người hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển nhưng không ảnh hưởng đến an toàn hàng hải;
d) Các đường ống biển chưa chôn ngầm nhưng bị chôn vùi tự nhiên toàn bộ theo thời gian và đang tồn tại như trạng thái chôn ngầm hoặc phần đường ống biển còn nổi nhưng tổ chức, cá nhân thực hiện giải pháp chôn vùi;
đ) Thiết bị đầu giếng; công trình ngầm; cọc, ống, khối neo bằng bê tông, kết cấu đóng xuống đáy biển của khối chân đế tại vùng biển có độ sâu mực nước tối thiểu 500 m, trừ trường hợp có các lý do đặc biệt liên quan đến quốc phòng;
e) Việc cắt bỏ và để lại ống chống của giếng khoan, cọc, ống và các kết cấu được đóng xuống đáy biển từ mặt đáy biển trở lên;
g) Các công trình chứng minh được lợi ích khi để lại.
...

Theo đó, tổ chức, cá nhân được xem xét việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí trong trường hợp đã thực hiện trích lập đầy đủ nghĩa vụ bảo đảm tài chính theo kế hoạch thu dọn đã được phê duyệt.

Việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí được xem xét một trong các trường hợp sau:

- Không khả thi về mặt kỹ thuật để thực hiện thu dọn công trình dầu khí;

- Các giải pháp thu dọn công trình dầu khí được đưa ra nhưng vẫn không thể thu hồi công trình một cách an toàn;

- Thu dọn công trình dầu khí có thể gây nguy hại đến tính mạng con người hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển nhưng không ảnh hưởng đến an toàn hàng hải;

- Các đường ống biển chưa chôn ngầm nhưng bị chôn vùi tự nhiên toàn bộ theo thời gian và đang tồn tại như trạng thái chôn ngầm hoặc phần đường ống biển còn nổi nhưng tổ chức, cá nhân thực hiện giải pháp chôn vùi;

- Thiết bị đầu giếng; công trình ngầm; cọc, ống, khối neo bằng bê tông, kết cấu đóng xuống đáy biển của khối chân đế tại vùng biển có độ sâu mực nước tối thiểu 500 m, trừ trường hợp có các lý do đặc biệt liên quan đến quốc phòng;

- Việc cắt bỏ và để lại ống chống của giếng khoan, cọc, ống và các kết cấu được đóng xuống đáy biển từ mặt đáy biển trở lên;

- Các công trình chứng minh được lợi ích khi để lại.

Đề xuất để lại công trình dầu khí bao gồm những nội dung gì? Xem xét việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí trong những trường hợp nào?

Đề xuất để lại công trình dầu khí bao gồm những nội dung gì? Xem xét việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí trong những trường hợp nào? (hình từ internet)

Đề xuất để lại công trình dầu khí bao gồm những nội dung gì?

Theo khoản 2 Điều 23 Quyết định 49/2017/QĐ-TTg quy định như sau:

Để lại công trình dầu khí
...
2. Tổ chức, cá nhân nộp đề xuất để lại công trình dầu khí trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua đường bưu điện. Nội dung đề xuất để lại công trình dầu khí bao gồm:
a) Hiện trạng công trình dầu khí;
b) Lý do đề xuất để lại công trình dầu khí;
c) Quản trị các rủi ro có thể xảy ra;
d) Các giải pháp đảm bảo tính toàn vẹn của các công trình;
đ) Kết luận và kiến nghị.
...

Theo đó, nội dung đề xuất để lại công trình dầu khí bao gồm:

- Hiện trạng công trình dầu khí;

- Lý do đề xuất để lại công trình dầu khí;

- Quản trị các rủi ro có thể xảy ra;

- Các giải pháp đảm bảo tính toàn vẹn của các công trình;

- Kết luận và kiến nghị.

Việc chấp thuận để lại công trình dầu khí được thực hiện theo trình tự như thế nào?

- Theo tiểu mục a Mục 6 Phần II Thủ tục hành chính mới lĩnh vực Dầu khí thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-BCT năm 2018, việc chấp thuận để lại công trình dầu khí được thực hiện theo trình tự như sau:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện trích lập đầy đủ nghĩa vụ bảo đảm tài chính theo kế hoạch thu dọn đã được phê duyệt và thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Quyết định 49/2017/QĐ-TTg thì tổ chức, cá nhân nộp đề xuất để lại công trình dầu khí trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua đường bưu điện.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề xuất để lại công trình dầu khí theo quy định, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thẩm định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định, Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt việc để lại công trình dầu khí.

- Trường hợp kết quả thẩm định cho thấy cần phải sửa đổi, bổ sung đề xuất để lại công trình dầu khí, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hoặc giải trình ý kiến thẩm định.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến sửa đổi, bổ sung hoặc giải trình về đề xuất để lại công trình dầu khí của tổ chức, cá nhân, Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

Công trình dầu khí Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình dầu khí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thẩm quyền giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí thuộc cơ quan nào?
Pháp luật
Kế hoạch thu dọn công trình dầu khí là gì? Nội dung chính của kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm những gì?
Pháp luật
Việc lập kế hoạch thu dọn công trình dầu khí có bao gồm lập kế hoạch quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển không?
Pháp luật
Người lao động có được nghỉ lễ tết khi làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển không?
Pháp luật
Sau mỗi ca làm việc người lao động làm việc trên công trình dầu khí trên biển được nghỉ trong bao lâu trước khi bắt đầu ca làm việc mới?
Pháp luật
Vùng cấm thả neo của công trình dầu khí trên biển được xác định như thế nào? Thả neo phương tiện tàu, thuyền tại vùng cấm thả neo sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Nhà thầu có phải lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí không? Có phải đóng bổ sung khi số dư của quỹ không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết không?
Pháp luật
Phải thực hiện điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí bao lâu?
Pháp luật
Công trình dầu khí được xem xét hoãn thu dọn khi đáp ứng những điều kiện gì? Đề xuất hoãn thu dọn công trình dầu khí bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Đề xuất để lại công trình dầu khí bao gồm những nội dung gì? Xem xét việc để lại toàn bộ hoặc từng phần công trình dầu khí trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Công trình dầu khí là gì? Ai có thẩm quyền giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình dầu khí
500 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình dầu khí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình dầu khí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào