Đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa vào căn cứ nào?

Đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa vào căn cứ nào? Rủi ro ô nhiễm môi trường là nội dung phải đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ đúng không?

Việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa vào nguyên tắc nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có biển căn cứ các nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
...

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định:

Hành lang bảo vệ bờ biển
1. Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
2. Việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm tính khoa học, khách quan; hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ và phát triển, có tính đến hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng đất ven biển; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
c) Phải phù hợp với quy định của pháp luật về đê điều, khu vực biên giới trên biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Phải xác định rõ chỉ giới hành lang bảo vệ bờ biển ở các khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
đ) Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
3. Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển được tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo.
...

Như vậy, theo các quy định trên, cơ quan có thẩm quyền lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển căn cứ vào các nguyên tắc thiết lập hành lang bờ biển như sau:

- Phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;

- Bảo đảm tính khoa học, khách quan; hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ và phát triển, có tính đến hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng đất ven biển; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

- Phải phù hợp với quy định của pháp luật về đê điều, khu vực biên giới trên biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Phải xác định rõ chỉ giới hành lang bảo vệ bờ biển ở các khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;

- Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan;

Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

- Hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa vào căn cứ nào?

Đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa vào căn cứ nào? (Hình từ Internet)

Đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa vào căn cứ nào?

Theo đó, tại Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-BTNMT quy định:

Xác định các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
1. Căn cứ kết quả đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, thực hiện các nội dung sau đây:
a) Đánh giá, đề xuất các khu vực có hệ sinh thái cần bảo vệ, các khu vực cần duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên;
b) Đánh giá, đề xuất các khu vực bị sạt lở, có nguy cơ sạt lở gắn với yêu cầu giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
c) Đánh giá, đề xuất các khu vực gắn với yêu cầu bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
2. Đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển theo kết quả đánh giá được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định, đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa vào các kết quả đánh giá như sau:

- Đánh giá, đề xuất các khu vực có hệ sinh thái cần bảo vệ, các khu vực cần duy trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên;

- Đánh giá, đề xuất các khu vực bị sạt lở, có nguy cơ sạt lở gắn với yêu cầu giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

- Đánh giá, đề xuất các khu vực gắn với yêu cầu bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Rủi ro ô nhiễm môi trường là nội dung phải đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ đúng không?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ
...
2. Nội dung thu thập, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ bao gồm:
a) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái;
b) Cảnh quan tự nhiên, di sản văn hóa;
c) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
d) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên;
đ) Hiện trạng môi trường, rủi ro ô nhiễm môi trường;
e) Tình hình diễn biến và rủi ro thiên tai;
g) Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.

Như vậy, theo quy định, rủi ro ô nhiễm môi trường là một trong các nội dung phải đánh giá về hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ.

Hành lang bảo vệ bờ biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bước đầu tiên trong việc lập Danh Mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển là thực hiện công việc gì?
Pháp luật
Đề xuất dự thảo Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa vào căn cứ nào?
Pháp luật
Trong khu vực hành lang bảo vệ bờ biển thì mọi hoạt động khoan, đào, đắp đều bị nghiêm cấm có phải không?
Pháp luật
Trong khu vực hành lang bảo vệ bờ biển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong hành lang bảo vệ bờ biển những hoạt động xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng nào không bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển có bao gồm nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương không?
Pháp luật
Trong khu vực hành lang bảo vệ bờ biển thì mọi hoạt động khai thác khoáng sản đều bị nghiêm cấm có phải không?
Pháp luật
Nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển? 06 hoạt động bị nghiêm cấm thực hiện trong hành lang bảo vệ bờ biển?
Pháp luật
Hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ phải được đánh giá trên cơ sở những thông tin, dữ liệu nào?
Pháp luật
Để lập Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển thì cần phải thu thập những thông tin, dữ liệu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành lang bảo vệ bờ biển
303 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành lang bảo vệ bờ biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành lang bảo vệ bờ biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào